Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng cao su là gì?

Phản ứng dị ứng xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của một người phản ứng với các chất không độc hại, trong trường bài viết này chúng ta sẽ nhắc đến cao su.

Cao su là một loại nhựa màu trắng đục được sinh ra từ các loại cây, trong đó có cây cao su nhiệt đới. Cao su là hỗn hợp của nước, đường và protein. Thực vật thường tiết ra hỗn hợp này sau khi bị thương và cao su có tác dụng che phủ để tránh côn trùng gây hại cho cây.

Cao su tự nhiên thường có màu trắng nhưng cũng có thể có màu đỏ, màu da cam và màu vàng. Trong nhiều sản phẩm, cao su được tổng hợp thay vì được lấy từ các nguồn tự nhiên.

Mặc dù găng tay cao su là nguyên nhân chính gây ra phản ứng dị ứng cao su, nhưng thành phần cao su cũng có thể được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác như bao cao su hoặc các thiết bị y tế khác. Cao su được sử dụng trong hơn 40.000 sản phẩm với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Nguyên nhân gây ra dị ứng cao su

Theo thống kê của bộ Lao động Hoa Kỳ, 8-12% nhân viên y tế được cho là bị dị ứng cao su. Tuy nhiên, tình trạng bị dị ứng cao su ít hơn 1% dân số nói chung.

Hệ miễn dịch của những người bị dị ứng xác định cao su là một tác nhân gây bệnh. Khi cao su xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để loại bỏ cao su. Với lần tiếp theo cơ thể tiếp xúc với cao su, các kháng thể sẽ phát hiện và báo hiệu cho hệ miễn dịch giải phóng các hóa chất gây viêm, như histamine.

Một số người nhạy cảm tiếp xúc với cao su càng nhiều thì khả năng đáp ứng miễn dịch của họ càng lớn-đây gọi là hiện tượng mẫn cảm. Trong quá trình sản xuất, thành phần cao su thường bị giảm xuống. Đôi khi, sản phẩm không được loại bỏ kỹ càng. Kết quả là có nhiều cao su “tự do” hơn trên bề mặt. Loại cao su “tự do” này là nguyên nhân gây ra một tỷ lệ đáng kể các trường hợp dị ứng với cao su.

Cao su tự do dễ dàng dính vào bột thường được sử dụng trong găng tay phẫu thuật. Trong quá trình sử dụng, khi đeo vào hoặc tháo ra các loại bột này có thể sẽ bay vào trong không khí. Hít phải cao su có thể là một vấn đề dị ứng nghiêm trọng.

Đọc thêm bài viết: Sự khác nhau giữa không dung nạp lactose và dị ứng sữa

Các loại dị ứng

Quá mẫn với cao su (type 1)

Đây là tình trạng dị ứng nguy hiểm và hiếm khi xảy ra do phản ứng nghiêm trọng đột ngột có thể đe dọa tính mạng. Một số người bị quá mẫn với cao su type 1 cũng có thể phản ứng tương tự như với vết ong đốt.

Các triệu chứng của quá mẫn cao su bao gồm:

  • Viêm mũi
  • Viêm kết mạc
  • Kích thích
  • Ngứa dữ dội
  • Chuột rút
  • Các vấn đề về dạ dày-ruột

Các triệu chứng có thể tiến triển thành: Nhịp tim nhanh, run rẩy, đau ngực, thở khó, hạ huyết áp

Những người bị dị ứng nghiêm trọng với cao su có thể phản ứng với quần áo, giày dép và những sản phẩm khác có chứa cao su tự nhiên (dây chun, găng tay cao su, bao cao su, núm vú giả, núm vú của bình sữa trẻ em, bóng bay, ô tô).

Những người mắc loại dị ứng này rất nhạy cảm – phản ứng type 1 có thể được kích hoạt khi tiếp xúc với các hạt trong không khí do nổ bóng bay. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi người đó không có mặt trong khi bóng bay đang được bơm căng.

Understanding Latex Allergies — Symptoms & Treatment Options

Viêm da tiếp xúc do dị ứng

Các dấu hiệu và triệu chứng trên da: bong vảy, nóng rát, phồng rộp, chảy dịch. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng là do các chất phụ gia và hóa chất được sử dụng để xử lý cao su. Ngày nay, có những xét nghiệm xác định (những) hóa chất mà gây dị ứng. Ngay khi phát hiện ra, họ có thể tránh các sản phẩm được xử lý bằng hóa chất đó.

Viêm da dị ứng tiếp xúc do kích ứng

Đây là loại phản ứng phổ biến nhất và cũng nhẹ nhất. Tình trạng này gây ra các vùng da khô, ngứa, khó chịu. Các vết bỏng và vảy trên da thường nằm trên bàn tay của bệnh nhân.

Da bị kích ứng sau khi sử dụng găng tay, rửa tay thường xuyên, lau khô không hoàn toàn và tiếp xúc với chất khử trùng tay, cũng như chất bột talc có trong găng tay.

Ai có nguy cơ bị dị ứng cao su

Một số người sẽ bị dị ứng với cao su thông qua di truyền. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều lần với cao su cũng có thể gây ra dị ứng. Những người có nguy cơ gia tăng bao gồm:

  • Nhân viên y tế
  • Những người đã thực hiện phẫu thuật nhiều lần, đặc biệt là khi còn bé
  • Những người bị khiếm khuyết trong các tế bào tủy xương
  • Bệnh nhân đặt ống thông tiểu thường xuyên
  • Bệnh nhân phẫu thuật cột sống
  • Người bị bệnh chàm da
  • Người bị ảnh hưởng bởi bệnh hen suyễn
  • Nhân viên phân phối hoặc vận chuyển các sản phẩm cao su
  • Công nhân ngành cao su
  • Những người làm việc trong nhà máy sản xuất lốp ô tô
  • Người sử dụng bao cao su

Ngoài ra, những người bị dị ứng cũng có nguy cơ dị ứng cao su cao hơn, đặc biệt là những người dị ứng với một số loại thực phẩm như xoài, kiwi, bơ, dứa, chuối, hạt dẻ, dâu tây và chanh leo.

Cao su có ở đâu

Một số sản phẩm có thể chứa cao su gồm:

  • Băng cá nhân
  • Bóng bay
  • Núm vú giả
  • Bao cao su
  • Ông thông
  • Các dụng cụ nha khoa, ví dụ như cao su chỉnh nha
  • Cục tẩy
  • Găng tay cao su
  • Mũ bảo hiểm
  • Ống tĩnh mạch
  • Dây chun trong quần và đồ lót
  • Dây chun buộc tóc
  • Xi măng cao su
  • Thảm chùi chân
  • Giày
  • Các loại quần áo, găng tay phẫu thuật
  • Đồ chơi trẻ em…

Phản ứng chéo của cao su là gì

Một số người bị dị ứng với cao su cũng có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm – đây có thể gọi là phản ứng chéo. Nói tóm lại, hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một loại thực phẩm, tạo ra các triệu chứng dị ứng giống như khi tiếp xúc với cao su.

Đọc thêm bài viết: Bác sỹ VIAM Clinic hướng dẫn chọn sữa công thức cho trẻ bị dị ứng đạm sữa

Phản ứng chéo không giống nhau ở mọi người, mặc dù một số người phản ứng với tất cả các loại thực phẩm được biết đến là gây ra phản ứng chéo, nhưng những người khác thì không. Vì vậy, nếu ai đó bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào được liệt kê dưới đây, họ cũng có thể bị dị ứng với cao su:

  • Một số loại trái cây: dâu tây, dứa, lê, anh đào, chanh dây, đu đủ, dưa, nho, quả sung, quả mận, quả đào, kiwi, chuối và táo
  • Rau: Cà chua, bơ, cần tây, cà rốt và khoai tây sống
  • Một số loại hạt: hạt phỉ và hạt dẻ
  • Một số loại ngũ cốc: lúa mì và lúa mạch đen.

Chẩn đoán dị ứng cao su

Để chẩn đoán dị ứng cao su các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng thông qua các xét nghiệm dị ứng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi thực hiện các xét nghiệm này vì người bệnh có thể phản ứng mạnh với tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng bệnh.

Điều trị dị ứng cao su

Hiện tại không có phương pháp điều trị cho người bị dị ứng với cao su. Phương pháp điều trị hiện nay tập trung vào điều trị các triệu chứng và phản ứng dị ứng được điều trị bằng thuốc như thuốc kháng histamine, adrenaline và steroid.

Cách hiệu quả nhất để điều trị loại dị ứng này là tránh các sản phẩm có chứa cao su. Bệnh nhân nên học cách xác định và tránh xa các sản phẩm có thể chứa cao su. Có những chất khác có thể được sử dụng để thay thế cao su, chẳng hạn như polyme (nitrile, SBR, Butyl, Vitron) và chất đàn hồi tổng hợp, chẳng hạn như elastane hoặc neoprene. Tuy nhiên, các nhà sản xuất các sản phẩm có chứa cao su không bắt buộc phải ghi trên nhãn của họ những hóa chất nào đã được sử dụng trong quá trình sản xuất. Các sản phẩm làm từ cao su tự nhiên có chứa các nhũ tương khác dường như có khả năng gây mẫn cảm rất thấp.

Trong một số trường hợp, độ nhạy cảm của bệnh nhân tăng cao đến mức việc thay thế các sản phẩm có chứa cao su bằng các sản phẩm không chứa cao su vẫn có thể gây ra phản ứng. Điều này là do những sản phẩm không có cao su được sản xuất trong cùng một cơ sở với các sản phẩm có chứa cao su và vẫn còn dấu vết của cao su. Những trường hợp đó có thể so sánh với những người bị dị ứng thực phẩm (ví dụ như đậu phộng) không thể tiêu thụ các sản phẩm khác được sản xuất trong cùng một nhà máy.

Một số sản phẩm được nhà sản xuất dán nhãn “cao su an toàn”. Điều này cho thấy tỷ lệ cao su tự nhiên thấp hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây dị ứng cao su. Bệnh nhân nên tìm hiểu về những thông tin có trên nhãn như vậy.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm