Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh

Dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh: Bàn chân khoèo, bàn chân bẹt, ….có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trong suốt cuộc đời trẻ. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách,kịp thời mang lại hiệu quả không ngờ.

Một số lưu ý sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ tìm hirue và phát hiện sớm những dị tật bàn chân thường gặp ở trẻ sơ sinh

Dị tật bàn chân

Là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh. Sau sinh 24-48 giờ, người mẹ cần kiểm tra bàn chân của trẻ, nếu có nghi ngờ có thể dùng bàn chải mềm kích thích vùng bên hông từ gót chân đến ngón chân út để quan sát cử động bàn chân của trẻ, nếu có bất thường hoặc khó xác định thì cần đi khám chuyên khoa.

Các dị tật bàn chân cần được phát hiện và điều trị sớm để đạt được kết quả tốt nhất, trường hợp phát hiện trễ hoặc điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự phát triển vận động sau này của trẻ.

Nguyên nhân

Các dị tật bàn chân thường do tư thế trong tử cung, trong thời kỳ mang thai, bàn chân bị chèn ép trong tử cung do nhiều yếu tố như thai lớn ký, khung chậu của người mẹ hẹp, sinh đôi,… Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy dị tật này có thể do yếu tố gia đình, tư thế của sản phụ trong thời gian mang thai khi ngồi làm việc hoặc sinh hoạt hằng ngày,…

Các trẻ có dị tật bàn chân đôi khi còn kèm theo các dị tật khác như loạn sản khớp hông, ưỡn khớp gối, vẹo cổ, tay khoèo, cứng đa khớp bẩm sinh…

Các biến dạng bàn chân thường gặp

1. Bàn chân đụng gót: là biến dạng thường gặp, dễ chữa khỏi và hầu như không tái phát. Là bàn chân gập lưng quá mức, có hoặc không có kèm nghiêng ngoài bàn chân kèm theo gót vẹo ngoài. Khi quan sát có thể dễ dàng nhìn thấy mặt mu bàn chân gần như chạm sát vào mặt trước vùng cẳng chân của trẻ.

2. Nhóm bàn chân có biến dạng đưa vào trong, gồm

- Bàn chân trước áp

 

Là bàn chân với phần nửa bàn chân trước áp vào trong, đặc biệt là ngón chân cái. Khi sờ vùng cạnh ngoài thấy gờ xương bàn ngón V (ngón út) nhô cao.   

- Bàn chân nghiêng trong                                                   - Bàn chân lật trong

   

Bàn chân khoèo bẩm sinh: tỷ lệ mắc 1/1000 trẻ sơ sinh và tỷ lệ nam so với nữ là 2:1

Là một tật bẩm sinh của bàn chân bị nhón gót-vẹo trong, bao gồm 4 biến dạng: gập lòng, vẹo trong, áp và biến dạng vòm bàn chân (do bàn chân trước bị quay sấp gây ra). 

Thường kèm theo co rút gân gót, giới hạn tầm vận động khớp cổ chân và bàn chân.

3. Ngón bàn chân (ngón áp út) áp và gập lòng

Các phương pháp điều trị

Vận động trị liệu

- Di động làm mềm các vùng cơ co thắt    

- Kéo dãn gân gót

- Nắn chỉnh bàn chân bằng tay

- Tập mạnh nhóm cơ gập mặt lưng, gập lòng cổ chân

Điều trị sử dụng băng chỉnh hình: được thực hiện vào những ngày đầu sau sinh. Với phương pháp này, bàn chân trẻ sẽ được giữ ở vị thế đúng bằng đế giày nhựa cùng với băng dính.

Điều trị sử dụng băng Kinesio: Băng Kinesio được áp dụng đối với các biến dạng bàn chân đụng gót hoặc bàn chân trước áp.

     Cần kết hợp tập luyện Vật Lý Trị Liệu trong khi sử dụng băng Kinesio để đạt hiệu quả tối ưu.

Bó bột nắn chỉnh Ponseti : thường áp đụng đối với các dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh và chân khoèo phức tạp.

Nẹp hoặc giày nẹp chỉnh hình: thường được áp dụng đối với những trẻ có bàn chân khoèo sau bó bột chỉnh hình.

Nẹp hay giày nẹp cần phải mang liên tục thời gian đầu và thay đổi theo chỉ định của người điều trị. Trong thời gian mang giày cần duy trì các bài tập VLTL để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Phẩu thuật chỉnh hình là phương pháp cuối cùng được chỉ định nếu như các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, hoặc bệnh nhân điều trị trễ.
Dị tật bẩm sinh bàn chân dễ phát hiện, cần được điều trị sớm và đúng cách để ngừa biến chứng và tái phát, cho trẻ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo vatlytrilieu-phcn.com
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

  • 28/06/2025

    Thói quen sử dụng dầu mỡ trong chế độ ăn hiện nay của người Việt Nam

    Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.

Xem thêm