Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dậy thì muộn ở trẻ em

Dậy thì là giai đoạn cơ thể trẻ em bắt đầu chuyển đổi thành cơ thể của một người trưởng thành. Dậy thì muộn (delayed puberty) là khi các dấu hiệu trưởng thành thể chất về mặt tính dục không xuất hiện ở độ tuổi mong muốn.

Độ tuổi dậy thì mong muốn là từ 8-13 tuổi ở trẻ gái và từ 9-14 tuổi ở trẻ trai. Mỗi trẻ sẽ dậy thì ở một độ tuổi khác nhau. Nếu các dấu hiệu dậy thì không xuất hiện sau từ 2-2.5 năm sau độ tuổi mong muốn, thì trẻ có thể đã bị dậy thì muộn. Không nhú ngực ở trẻ gái hoặc không phát triển tinh hoàn ở trẻ trai là những dấu hiệu cho thấy tình trạng dậy thì muộn. Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng dậy thì muộn là không rõ ràng và tình trạng này có thể tự biến mất.

Nguyên nhân gây dậy thì muộn là gì?

Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân chính xác gây dậy thì muộn hiện chưa được biết rõ. Và trong một số trường hợp, dậy thì muộn di truyền theo gia đình. Những yếu tố dưới đây có thể gây ảnh hưởng đến thời gian dậy thì trong một số trường hợp:

  • Chậm phát triển và dậy thì muộn về mặt thể chất (CDGP): tình trạng này được đặc trưng bởi tầm vóc thấp bé, dậy thì muộn và tuổi xương. Chậm phát triển về mặt thể chất có thể dẫn đến tăng nguy cơ dậy thì muộn. Tình trạng này thường di truyền trong gia đình và chỉ được chẩn đoán sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, ví dụ như bệnh celiac, có thể ảnh hưởng đến khả năng trẻ tăng trưởng bình thường, từ đó có thể dẫn đến dậy thì sớm. Một số tình trạng khác có thể ngăn chặn hồi hãi mã hoặc tuyến yên gửi tín hiệu “bắt đầu tuổi dậy thì” và dẫn đến dậy thì muộn. Ngoài ra, có thể có các nguyên nhân liên quan đến rối loạn di truyền, ví dụ như hội chứng Turner ở trẻ gái và hội chứng Klinefelter ở trẻ trai.
  • Các nguyên nhân khác: dậy thì chậm có thể là hậu quả của việc suy dinh dưỡng, hoạt động thể chất quá nhiều, căng thẳng và sử dụng các thuốc điều trị tâm thần

Dấu hiệu dậy thì muộn

Dấu hiệu dậy thì muộn phổ biến nhất là chậm phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở trẻ. Ở trẻ gái, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Không phát triển ngực khi được 12 tuổi
  • Quá 5 năm kể từ khi phát triển ngực nhưng vẫn chưa có kinh
  • Không có kinh ở tuổi 15

Ở trẻ trai, các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Không mọc lông mu, hoặc lông mu mọc theo hình dáng bất thường
  • Không phát triển tinh hoàn ở tuổi 14
  • Quá 5 năm nhưng không phát triển đủ cơ quan sinh dục như nam giới trưởng thành
Chẩn đoán dậy thì muộn như thế nào?

Chẩn đoán dậy thì muộn thường khá trực tiếp, dựa trên các triệu chứng và sự phát triển về mặt thể chất. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây dậy thì muộn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành một số loại xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn, nếu có.

Thăm khám toàn bộ, xem xét đến các yếu tố như tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật bản thân, các mốc tăng trưởng và phát triển có thể sẽ giúp tìm ra các yếu tố liên quan đến dậy thì muộn.

Các loại xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán dậy thì muộn:

  • Xác định tuổi xương: chụp X quảng cổ tay có thể giúp xác định được cấu trúc và mật độ xương
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu có thể giúp đo lường nồng độ các hormone chịu trách nhiệm dậy thì. Xét nghiệm máu cũng giúp chẩn đoán các lý do chính dẫn đến chậm phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp.

Điều trị dậy thì muộn

Điều trị dậy thì muộn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Nhìn chung, trẻ bị chậm phát triển và tăng trưởng về mặt thể chất và dậy thì sẽ vẫn dậy thì và đạt được các đặc điểm sinh dục bình thường, mặc dù có chậm hơn một chút.

Trong đa số các trường hợp, khi nguyên nhân được điều trị, quá trình dậy thì sẽ diễn ra bình thường. Nếu dậy thì muộn có yếu tố di truyền, sẽ không điều trị được. Trong một số trường hợp, điều trị có thể bao gồm trị liệu hormone để làm tăng lượng testosterone hoặc estrogen để gây dậy thì.

Quan tâm đến trẻ dậy thì muộn

Trẻ có thể sẽ trải qua những căng thẳng về mặt cảm xúc khi bị dậy thì muộn và nhìn thấy bạn bè đồng trang lứa phát triển nhanh hơn. Bạn sẽ cần động viên trẻ về mặt cảm xúc và trấn an trẻ rằng giai đoạn này chỉ là tạm thời và mọi chuyện sẽ được xử lý ổn thỏa. Trẻ cũng có thể sẽ bị căng thẳng và đôi khi trẻ sẽ cần giúp đỡ để giải tỏa tâm trạng. Trong đa số các trường hợp, trẻ có thể vượt qua được giai đoạn này một cách tự nhiên, nhưng nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về các giai đoạn tuổi dậy thì? |

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm