Tỷ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng.
Chứng tự kỷ ngày càng phổ biến
Chứng tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội, đồng thời kèm theo các mẫu hình hành vi, sở thích rập khuôn, giới hạn.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, có nhiều yếu tố góp phần vào việc hình thành chứng tự kỷ ở trẻ bao gồm: Di truyền (khoảng 80% rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện do gene di truyền); Phối hợp với một số bệnh lý và rối loạn khác đi kèm. Ngoài ra, yếu tố môi trường, tuy ít chiếm ảnh hưởng, nhưng cũng được ghi nhận: Người mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như khói thuốc lá, rượu bia, ma túy... trong thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số người tự kỷ ở Việt Nam đang có xu hướng tăng với khoảng 1 triệu trường hợp (trong tổng số 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên); Trẻ tự kỷ chiếm khoảng 1% số trẻ được sinh ra hằng năm.
Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ mắc chứng tự kỷ
Chẩn đoán tự kỷ và can thiệp kịp thời đem lại hiệu quả cải thiện về khả năng ngôn ngữ và chức năng xã hội cho trẻ sau này.
Tự kỷ gây ra các khiếm khuyết hành vi đặc trưng trong 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội; Giao tiếp bằng lời và không lời; Hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại. Những biểu hiện bất thường về hành vi đi kèm theo tình trạng thoái lui ngôn ngữ nghiêm trọng ở trẻ (trẻ quá chậm nói so với tuổi hoặc trẻ bị mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ) được xem là những dấu hiệu cảnh báo sớm gợi ý cho cha mẹ và thầy cô giáo nhận diện rất có khả năng trẻ bị mắc chứng tự kỷ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 18 – 24 tháng tuổi.
Các dấu hiệu báo động tự kỷ ở trẻ dưới 24 tháng
Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi;
Không có cử chỉ biểu lộ sự quan tâm xung quanh khi 12 tháng tuổi như: Chỉ ngón tay, vẫy tay mừng khi gặp người thân, bắt tay, tiếp xúc mắt, cười đáp với người quen…
Không nói được dù chỉ là một từ đơn khi 16 tháng;
Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng;
Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Tổ chức Australia SA về người tự kỷ cũng đưa ra một số dấu hiệu sớm ở trẻ mắc rối loạn này như: Đi nhón gót chân, gặp khó khăn khi thực hiện các chỉ dẫn bằng lời, khả năng bắt chước hạn chế, không sẵn lòng chia sẻ đồ vật hoặc tham gia chơi cùng người khác…
Bảng kiểm M-CHAT (Modified-Checklist for Autism in Toddlers)
Việc tầm soát tự kỷ theo công cụ M-CHAT với 23 câu hỏi then chốt nhằm giúp phụ huynh có thể tự đánh giá xem trẻ nhà mình có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không để sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế sàng lọc kịp thời. Những câu hỏi nhận diện như sau:
Tự kỷ là một phổ rộng và là dạng khuyết tật cực kỳ phức tạp, gây ra một số khó khăn trong giao tiếp và cuộc sống của người mắc. Trẻ mắc chứng tự kỷ được phát hiện sớm và trị liệu vào giai đoạn trẻ 24 tháng tuổi là thời điểm dễ can thiệp nhất. Nhờ đó, trẻ có thể sớm nhận được trị liệu và giáo dục đặc biệt để hòa nhập tốt hơn.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tất cả trẻ em nên được sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ vào 18 và 24 tháng tuổi. Phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi uy tín như: Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương; Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về tự kỷ.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.