Gần 200 người bệnh và người chăm sóc tham gia buổi tư vấn.
(Ảnh: Viện Huyết học)
Như chúng ta đã biết, máu bao gồm các tế bào máu và huyết tương. Trong đó, huyết tương chiếm hơn 50% và được tạo thành từ nước, muối và protein. Còn lại, các tế bào máu được chia thành 3 loại là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Bệnh về máu (hay bệnh lý huyết học) là từ gọi chung cho các rối loạn/ vấn đề gây ảnh hưởng đến một hay nhiều thành phần trong máu, ngăn chặn máu thực hiện chức năng của nó. Ngoài ra, một số cơ quan và các mô tham gia quyết định chức năng của máu như tủy xương, hệ thống bạch huyết, protein đông máu, lá lách, gan và thận. Khi các mô và cơ quan này có vấn đề cũng có thể dẫn đến một số bệnh máu.
Tùy vào thành phần bị ảnh hưởng và đặc điểm sinh lý bệnh mà bệnh về máu có những tên gọi khác nhau như thiếu máu, rối loạn tiểu cầu, ung thư máu, tăng bạch cầu ái toan… Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh lý.
Tại Chương trình tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức, các bác sĩ đã giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân và người chăm sóc. Trong đó, các bác sĩ nhấn mạnh 4 nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn uống của người bệnh máu, gồm:
Đầy đủ: Đáp ứng đầy đủ lượng chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ năng lượng, chất xơ theo mức khuyến nghị.
Điều độ: Ăn đúng lượng thực phẩm, không ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Cân bằng: Lựa chọn, kết hợp giữa các thực phẩm đảm bảo sự cân bằng hợp lý theo tỷ lệ % khuyến nghị giữa các nhóm chất dinh dưỡng.
Đa dạng: Ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau từ tất cả các nhóm thực phẩm.
Ngoài ra, cần bổ sung vitamin và khoáng chất uống theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bên cạnh những lưu ý về dinh dưỡng, các bác sĩ đã chia sẻ nguyên tắc ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người bệnh máu. Cụ thể:
Tuyệt đối tuân thủ ăn chín uống sôi. Hạn sử dụng của thực phẩm, thức ăn phải rõ nguồn gốc và có chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không ăn các thức ăn ôi, thiu, sống, tái, gỏi, nộm…; Không uống chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có gas…
Chế biến thực phẩm thật kĩ trước khi sử dụng, phải đảm bảo thực phẩm được chín hoàn toàn.
Bảo quản thức ăn đã nấu chín cẩn thận, nên ăn trong vòng 2h kể từ khi chế biến. Hâm nóng lại thức ăn trước khi cho người bệnh sử dụng.
Tại buổi tư vấn, người bệnh và người chăm sóc cũng được nghe chia sẻ về nguyên nhân, nguồn lây nhiễm, biểu hiện, biến chứng ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ban đầu khi gặp ngộ độc thực phẩm.
Chương trình tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh là một trong những nội dung nằm trong kế hoạch công tác xã hội hàng năm của Viện Huyết học. Qua buổi tư vấn, người bệnh và người chăm sóc có thêm thông tin hữu ích về dinh dưỡng để hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh về máu ở trẻ em và cách phòng ngừa.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.