Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cuộc chiến chống tin giả về COVID-19

Khi những báo cáo về các trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ Trung Quốc thì thông tin về virus đó (bao gồm cả các lời đồn đại về nguồn gốc, tính độc hại và khả năng gây tử vong của nó) đã bắt đầu lan truyền chóng mặt trên mạng Wikipedia.

Hơn 18 triệu lượt người trên thế giới đã đăng nhập để đọc những bài viết này, từ đây đã có một tần suất gia tăng các bài viết chính bị chỉnh sửa...

Tin giả về virus Corona đang hoành hành

Ngay khi cuộc khủng hoảng Coronavirus bắt đầu, nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Wikipedia để đọc thông tin về virus và các rủi ro tiềm tàng của nó, biến bách khoa toàn thư trực tuyến thành nguồn khai thác thông tin cho mạng xã hội.

Sự quan tâm điên cuồng này là một thách thức lớn đối với cộng đồng các biên tập viên tình nguyện của Wikipedia. Họ phải miệt mài triệt tiêu nhiều thông tin sai lệch và đồn thổi. Hàng loạt bài viết liên quan đến COVID-19 ra đời và bài viết chính đã trải qua hơn 6.500 chỉnh sửa bởi hơn 1.200 biên tập viên.

Lấy ví dụ như bản đồ xác nhận các trường hợp bệnh trên Wikipedia đã được đăng trên mạng Twitter và các nhà khoa học liền sử dụng một danh sách những trường hợp đã biết để tạo ra dữ liệu hình ảnh về vụ dịch. Hay trên mạng Reddit, người dùng mạng này đã rôm rả thảo luận về tỷ lệ tử vong do COVID-19 gây ra. Mặt trái của sự quan tâm cuồng nhiệt này là Wikipedia bị biến thành một định dạng mở có thể dễ dàng dùng nó để lan truyền tin giả. Ông James Heilman - bác sĩ cấp cứu người Canada và là biên tập viên lâu năm của Wikipedia, người thường được biết đến dưới cái tên là Doc James cho biết, cộng đồng chỉnh sửa thường tập trung vào những sự kiện tin tức nóng hổi, vì thế mà nội dung tin đó lan đi rất nhanh, virus Corona mới không là ngoại lệ.

Các bác sĩ bận rộn chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: WBNS-10TV Columbus Ohio

Các bác sĩ bận rộn chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: WBNS-10TV Columbus Ohio

Sự vào cuộc của đội ngũ biên tập viên y học của Wikipedia

Ông James Heilman là một phần của WikiProject Medicine (biên tập viên trong nhóm chuyên tập trung chỉnh sửa các thông tin y học) cho hay: Dịch do COVID-19 bùng phát đã khiến các thành viên trong nhóm này bù đầu trong những tuần gần đây. Trang Wikipedia tiếng Anh có liên quan đến dịch COVID-19 đã bị khóa công khai để phục vụ cho công tác chỉnh sửa. Bất kỳ ai muốn chỉnh sửa nội dung đều phải qua một biên tập viên lão làng.

Một trong những vấn đề lớn nhất trên các trang viết về virus Corona là sự căng thẳng giữa các nguồn báo chí và nguồn y tế. Bà Marielle Volz - biên tập viên tình nguyện của Wikipedia giải thích về sự mâu thuẫn này: Truyền thông nuôi một ý tưởng rằng dịch COVID-19 chắc chắn phải đến từ động vật được bán làm thức ăn ngay tại chợ hải sản, bởi vì nhiều cảnh báo sớm đã được phát đi tại đó. Dĩ nhiên điều này có thể xảy ra, nhưng chúng ta sẽ không thể biết đích xác nguồn gốc virus nếu không có thêm các nghiên cứu chuyên sâu.

Bà Marielle cho biết: Bài báo nghiên cứu đầu tiên công bố về nguồn gốc của Coronavirus cho rằng nó đến từ loài rắn. Trên trang Wikipedia, quý vị có thể đọc một bài báo cũ cho rằng loài rắn có mang virus dịch bệnh với nguồn trích dẫn là hãng tin CNN. Tiếp theo đó là loài dơi, rồi đến tê tê, thậm chí có ý kiến cho rằng Coronavirus lan truyền có liên quan đến nạn cháy rừng ở Australia. Đây là một thông tin khó kiểm chứng, không có sẵn nguồn tham khảo...

Trước những thông tin “nhiễu” đó, các biên tập viên như Doc James luôn phải duy trì các tiêu chuẩn biên tập cao nhất, yêu cầu mọi tuyên bố y học đều phải xuất phát từ các nguồn y học được đánh giá chỉn chu để sử dụng các nguồn chất lượng cao nhằm loại bỏ các nguồn tạp nham, thiếu chính xác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lầm tưởng về chủng Coronavirus mới
Phan Bình - Theo Sức khỏe & Đời sống/ wired
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm