Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cứng và bất động khớp vai

Tình trạng cứng và bất động khớp vai gây nhiều khó khăn trong việc cử động, kéo theo cảm giác đau đớn, nhức mỏi. Tình trạng này gặp phải ở những người trong độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Vậy nguyên nhân gây ra là gì và có cách nào dự phòng tình trạng này?

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai

Tình trạng cứng khớp và bất động khớp vai còn được gọi là viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai. Bệnh có nguyên nhân đến từ việc bao hoạt dịch của khớp vai bị thắt chặt và dày lên, trở nên cứng chắc và căng. Bao hoạt dịch vai là một loại mô liên kết chặt chẽ, bao quanh xương, dây chằng và gân tại nên khớp ổ vai – nơi xương cánh tay khớp với ổ xương bả vai.

Tình trạng viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai có thể kéo dài trong thời gian dài, và thường xảy ra theo 3 giai đoạn:

  • Cứng khớp: tình trạng này có thể kéo dài trong 6 tuần đến 9 tháng, với dấu hiệu vai bắt đầu cứng và từ từ mất phạm vi cử động do đau. Các hoạt động hàng ngày như vươn vai hay kéo dãn trở nên khó khăn và gây đau đớn
  • Bất động khớp: có thể kéo dài từ 4 đến 12 tháng. Ở giai đoạn này, cảm giác đau sẽ giảm nhưng vai vẫn sẽ cứng và cơ có thể bị tiêu. Các cử động hàng ngày như nâng cánh tay lên cao gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được
  • Phá cứng khớp: kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm. Giai đoạn này tình trạng cứng và bất động khớp sẽ giảm dần và các triệu chứng sẽ từ từ được cải thiện
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng xảy ra. Các yếu tố nguy cơ có thể kể đến bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Suy giáp
  • Cường giáp
  • Chứng Parkinson
  • Các bệnh tim mạch
  • Đột quỵ
  • Chấn thương vùng vai
  • Phẫu thuật vùng vai
  • Bất động vùng vai trong khoảng thời gian dài
  • Tuổi tác: thường gặp nhất ở những người từ 40-60 tuổi
  • Giới tính: gặp phải ở nữ giới nhiều hơn nam giới

Dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai bao gồm: cứng vai, đau vai và giảm phạm vi chuyển động của vai. Một số các triệu chứng khác có thể đi kèm bao gồm:

  • Khó ngủ, nhất là khi nằm bên vai đau đè xuống
  • Không thể nâng cánh tay qua đầu
  • Đau khi cử động vai
  • Đau vai ngoài và đôi khi đau ở cánh tay trên
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm
Điều trị tình trạng này như thế nào?

Mục tiêu của điều trị tình trạng này là giảm đau và tình trạng viêm, đồng thời phụ hồi cử động vùng vai. Các phương pháp có thể thực hiện như:

  • Vật lý trị liệu: các bài tập giãn cơ, giảm đau và tăng phạm vi chuyển động, giảm thời gian hồi phục
  • Thuốc không kê đơn: thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen có thể giảm đau và giảm sưng
  • Tiêm cortisone: được tiêm trực tiếp vào khớp, cortisone mang đến tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sưng
  • Hydrodilatation – tiêm dịch làm căng cứng khớp: tiêm Hydrodilatation giúp làm căng và mở rộng vùng khớp bị thắt chặt
  • Phẫu thuật nội soi khớp vai: được thực hiện khi các phương pháp khác không hiệu quả

Vật lý trị liệu điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai

Vật lý trị liệu được chứng minh là có hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian phục hồi của tình trạng viêm này xuống còn ít nhất là 06 tháng. Tùy thuộc vào giai đoạn của vai bị cứng và bất động, bác sĩ vật lý trị liệu có thể sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào phù hợp để tùy chỉnh theo đặc điểm từng bệnh nhân:

  • Liệu pháp nhiệt nóng – lạnh
  • Giãn cơ thụ động và nhẹ nhàng
  • Tập các bài tập tăng cường phạm vi vận động
  • Tiêm tại các điểm khô của khớp
  • Siêu âm trị liệu
  • Kích thích điện dây thần kinh qua da

Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 1 đến 3 năm sau khi trải qua tất cả các giai đoạn. Tuy nhiên, thời gian phục hồi hoàn toàn có thể rút ngắn tối đa chỉ còn 6 tháng nếu thực hiện các biện pháp điều trị bao gồm giảm đau và cải thiện tầm vận động của khớp.

Dự phòng tình trạng cứng khớp

Tình trạng cứng khớp và bất động khớp hoàn toàn có thể dự phòng được. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là tình trạng thiếu vận động sau phẫu thuật, gãy xương hay đột quỵ. Do vậy nếu gặp phải tình trạng này, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là cần thiết để có những phương pháp điều trị chính xác và kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: 4 bài tập mở vai và chống gù lưng

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2023

    Suy tuyến sinh dục

    Suy tuyến sinh dục là tình trạng các tuyến sinh dục — tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới sản xuất ít hoặc không sản xuất hormone. Mặc dù suy tuyến sinh dục có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, nhưng khi nói về suy tuyến sinh dục, đặc biệt đề cập đến suy tuyến sinh dục nam.

  • 29/03/2023

    7 loại thực phẩm 'kìm hãm' cơ thể bạn hấp thụ canxi

    Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể 'kìm hãm' khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.

  • 29/03/2023

    Bổ sung canxi với phụ nữ trung niên đúng cách để phòng bệnh tật

    Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh..

  • 29/03/2023

    Giảm cân an toàn: Nên giảm bao nhiêu kg trong một tuần là tốt nhất

    Giảm cân là mong muốn của nhiều người, nhưng giảm bao nhiêu kg cân trong 1 tuần để vừa đảm bảo sức khỏe và giảm cân hiệu quả không phải ai cũng biết. Đã có những trường hợp giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc nguy hại đến sức khỏe.

  • 29/03/2023

    Ăn gì để tự tăng huyết sắc tố tại nhà?

    Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách tăng nồng độ huyết sắc tố một cách tự nhiên bằng thực phẩm tại nhà:

  • 28/03/2023

    Những rủi ro tiềm ẩn của chế độ ăn giảm cân Keto bạn nên biết

    Các chế độ ăn kiêng thịnh hành, chẳng hạn như Keto thường hứa hẹn giảm cân nhanh chóng và cải thiện sức khỏe, nhưng những rủi ro đi kèm là gì?

  • 28/03/2023

    6 bệnh về mắt khi về già

    Mặc dù không phải tất cả các bệnh về mắt đều có thể ngăn ngừa được, nhưng một số biện pháp lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ của bạn như không hút thuốc, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ăn nhiều đa dạng các loại trái cây và rau củ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

  • 28/03/2023

    Muốn giảm cân hiệu quả, cần hạn chế ăn 5 loại trái cây này

    Có những trái cây ăn giúp bạn giảm béo, giảm lượng mỡ dư thừa trong máu, nhưng lại có nhiều loại trái cây sẽ phá hỏng chế độ giảm cân của bạn.

Xem thêm