Cập nhật lúc 9h00 ngày 04/08/2020:
*Thế giới: 18.442.382 người mắc; 697.175 người tử vong
5 quốc gia có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới gồm:
STT |
Tên nước |
Số ca mắc |
Số ca tử vong |
1 |
Mỹ |
4.862.174 |
158.929 |
2 |
Brazil |
2.751.665 |
94.702 |
3 |
Ấn Độ |
1.855.331 |
38.971 |
4 |
Nga |
856.264 |
14.207 |
5 |
Nam Phi |
516.682 |
8.539 |
*Việt Nam: 652 người mắc, 06 ca tử vong gồm: BN428, BN429, BN437, BN475, BN499, BN524
Đến 6h00 ngày 4/8, ghi nhận thêm 10 ca mắc mới COVID-19.
Tổng cộng 374 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
358 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 3/8) được chữa khỏi (giai đoạn 2) gồm:
BN17, BN18, BN19, BN20, BN21, BN22, BN23, BN24, BN25, BN26, BN27, BN28, BN29, BN30, BN31, BN32, BN33, BN34, BN35, BN36, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN44, BN45, BN46, BN47, BN48, BN49, BN50, BN51, BN52, BN53, BN54, BN55, BN56, BN57, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64, BN65, BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN72, BN73, BN74, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN80, BN81, BN82, BN83, BN84, BN85, BN86, BN87, BN88, BN89, BN90, BN91, BN92, BN93, BN94, BN95, BN96, BN97, BN98, BN99, BN100, BN101, BN102, BN103, BN104, BN105, BN106, BN107, BN108, BN109, BN110, BN111, BN112, BN113, BN114, BN115, BN116, BN117, BN118, BN119, BN120, BN121, BN122, BN123, BN125, BN126, BN128, BN129, BN130, BN131, BN132, BN133, BN134, BN135, BN136, BN137, BN138, BN139, BN140, BN141, BN142, BN143, BN144, BN145, BN146, BN147, BN148, BN149, BN150, BN151, BN152, BN153, BN154, BN155, BN156, BN157, BN159, BN160, BN161, BN162, BN163, BN164, BN165, BN166, BN167, BN168, BN169, BN170, BN171, BN172, BN173, BN174, BN175, BN176, BN177, BN178, BN179, BN180, BN181, BN182, BN183, BN184, BN185, BN186, BN187, BN188, BN189, BN190, BN191, BN192, BN193, BN194, BN195, BN196, BN197, BN198, BN199, BN200, BN201, BN202, BN203, BN204, BN205, BN206, BN207, BN208, BN209, BN210, BN211, BN212, BN213, BN214, BN215, BN216, BN217, BN218, BN219, BN220, BN221, BN222, BN223, BN224, BN225, BN226, BN227, BN228, BN229, BN230, BN231, BN232, BN233, BN234, BN235, BN236, BN237, BN238, BN239, BN240, BN241, BN242, BN243, BN244, BN245, BN246, BN247, BN248, BN249, BN250, BN251, BN252, BN253, BN254, BN255, BN256, BN257, BN258, BN259, BN260, BN261, BN262, BN263, BN264, BN265, BN266, BN267, BN268, BN269, BN270, BN271, BN272, BN273, BN274, BN275, BN276, BN277, BN278, BN279, BN280, BN281, BN282, BN283, BN284, BN285, BN286, BN287, BN288, BN289, BN290, BN292, BN293, BN294, BN295, BN296, BN297, BN98, BN299, BN300, BN301, BN302, BN303, BN304, BN305, BN306, BN307, BN308, BN309, BN310, BN311, BN312, BN313, BN314, BN315, BN317, BN318, BN319, BN320, BN321, BN322, BN323, BN324, BN325, BN326, BN327, BN329, BN330, BN331, BN332, BN333, BN334, BN335, BN336, BN338, BN339, BN340, BN341, BN342, BN343, BN345, BN344, BN346, BN347, BN348, BN349, BN350, BN351, BN352, BN353, BN354, BN355, BN356, BN357, BN358, BN359, BN360, BN361, BN362, BN363, BN365, BN366, BN367, BN368, BN369, BN371, BN372, BN373, BN383, BN397 BN413.
Bản tin 6h sáng ngày 4/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã có thêm 10 ca mắc mới COVID-19, trong số này có 7 ca tại Đà Nẵng, 3 ca tại Quảng Nam, có liên quan đến BV Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 652 ca bệnh
Bản tin lúc 18h ngày 3/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 21 ca dương tính với COVID-19, trong số này có 15 ca tại Đà Nẵng, 6 ca tại Quảng Nam có liên quan đến Đà Nẵng. Trong ngày có 01 ca khỏi bệnh.
Sáng nay (3/8), phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ thời gian đầu tháng 8 là thời gian mang tính quyết định có bùng phát dịch quy mô lớn hay không. Cần dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, do diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, để ứng phó một cách nhanh nhất, ngay khi phát hiện ra ca bệnh đầu tiên, Bộ Y tế đã cử những đoàn tinh nhuệ nhất, có kinh nghiệm chuyên môn cao nhất trên nhiều lĩnh vực từ điều trị, xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ, truyền nhiễm... "tiếp sức" cho Đà Nẵng. Có thể khẳng định Bộ Y tế triển khai một loạt biện pháp chưa từng có tiền lệ "chia lửa" với Đà Nẵng.
Bản tin 6h sáng 3/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc mới COVID-19 tại Quảng Ngãi, nâng số ca mắc tại Việt Nam đến nay lên 621 ca
Tối ngày 02/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Đây là bệnh nhân số 429. Bệnh nhân tử vong vì suy tim cấp trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19
Bản tin lúc 18h ngày 2/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 30 trường hợp mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam đến nay lên 620
Sáng ngày 02/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin về hai trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19.
Trường hợp 1
Bệnh nhân 524 (BN 524): L.T.D, Bệnh nhân nữ, 86 tuổi, quê Quảng Nam.
Bệnh nền: suy tim, suy thận mạn tính.
Chẩn đoán tử vong: choáng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp cấp không hồi phục trên bệnh nhân suy đa tạng nhiễm COVID-19.
Trường hợp 2:
Bệnh nhân 475 (BN 475): Đ.T.L, 83 tuổi, quê quán Đà Nẵng.
Bệnh nền: Thoái hóa đa khớp nằm một chỗ 6 năm nay, phẫu thuật dạ dày.
Chẩn đoán tử vong: Hội chứng mạch vành cấp, viêm túi mật, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp và COVID-19
Bản tin 6h sáng ngày 2/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 4 ca mắc mới COVID-19, trong số này có 2 ca liên quan đến Đà Nẵng (TP. Hồ Chí Minh 1, Quảng Ngãi 1) và 2 ca cách ly ngay sau nhập cảnh tại Hoà Bình.
Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 28 ca mắc COVID-19. Trong số này có 19 ca liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng (Đà Nẵng 11, Quảng Nam 5, HCM 2, Thái Bình 1); 7 ca tại Đà Nẵng (đang tiếp tục điều tra) và 2 ca cách ly ngay sau nhập cảnh tại Trà Vinh
Phát biểu tại hội nghị được kết nối từ Bộ Y tế đến 700 điểm cầu cơ sở y tế trên toàn quốc, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, diễn biến dịch COVID-19 của Đà Nẵng đến nay khá phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, thành viên Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Phòng chống COVID-19, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân 499: ung thư đường máu ác tính không đáp ứng hoá chất giai đoạn cuối, viêm phổi nặng và COVID-19.
Bản tin 6h sáng ngày 1/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 12 ca mắc COVID-19 tại Đà Nẵng. Các ca dương tính mới là bệnh nhân, người nhà beệnh nhân và những người có tiếp xúc gần với họ. 5 ca là người Quảng Nam, 7 ca là người Đà Nẵng. Hiện Việt Nam có 558 ca bệnh.
Tối 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin cho biết về trường hợp bệnh nhân số 437 tử vong.
Bệnh nhân nam, N.H.L, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 (ngày 27/7/2020).
Chiều ngày 31/7, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương khẩn trương, tăng tốc thực hiện việc truy vết các trường hợp đi về từ thành phố Đà Nẵng từ 01/7/2020 đến 28/7/2020 và các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế. Các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, tiến hành ngay việc cách ly y tế phù hợp theo quy định, lấy mẫu thực hiện xét nghiệm và giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe.
Chiều ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 37 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 26 ca nhập cảnh được cách ly ngay, 03 ca tại TP. Hồ Chí Minh và 08 ca tại Quảng Nam. Việt Nam hiện có 546 ca bệnh
Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo về trường hợp bệnh nhân tử vong: Bệnh nhân 428, nam, 70 tuổi, ở tại Phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam. BN 428 tử vong vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19.
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký công điện số 1176/CĐ-BYT gửi Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng đề nghị chỉ đạo quyết liệt các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Trong đó nhấn mạnh việc khẩn trương, tăng tốc thực hiện việc truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, tiến hành ngay việc cách ly y tế tập trung, lấy mẫu thực hiện xét nghiệm và giám sát tình hình sức khỏe.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong số các bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng phát hiện và công bố những ngày qua có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư... tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn. Các thầy thuốc đầu ngành và các chuyên gia đã hội chẩn hàng ngày để nỗ lực cao nhất tìm cách điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân
Sáng 31/7, có 04 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh đó là các BN356, BN359, BN383, BN413. Như vậy đến thời điểm hiện tại đã có 373 bệnh nhân khỏi bệnh.
Đêm qua 30/7, Bộ Y tế đã thành lập “Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 tại Thành phố Đà Nẵng” để tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 và điều trị bệnh nhân tại khu vực này. Đội được đặt dưới sự chỉ huy của PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn huy động gần 1000 người phục vụ công tác phòng, chống dịch tại Đà Nẵng.
Bản tin lúc 6h sáng ngày 31/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 45 ca mắc COVID-19 đang được cách ly tại các cơ sở y tế ở Đà Nẵng, hiện Việt Nam có 509 ca bệnh.
Bản tin lúc 18h ngày 30/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 5 ca bệnh dương tính với COVID-19. Đến thời điểm này Việt Nam có 464 ca bệnh
Với việc hội chẩn liên tục đưa ra phác đồ điều trị kịp thời cho các ca bệnh nặng, đến nay, cơ bản một số ca COVID-19 nặng đã có những diễn biến khả quan hơn, thông số tạm ổn. Tuy nhiên, để hỗ trợ Đà Nẵng dập dịch, Bộ Y tế đã tiếp tục dồn sức cả về nhân lực vật lực cho Đà Nẵng, đồng thời Bộ cũng tăng cường chi viện cho Quảng Nam
Đến chiều ngày 30/7, số ca mắc thế giới vẫn không ngừng tăng, tại Việt Nam, tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới trong cộng đồng, Bộ Y tế đã cử những chuyên gia giỏi nhất về điều trị, xét nghiệm, dự phòng "tiếp sức" cho Đà Nẵng.
Ngoài những đội tinh nhuệ đã được cử vào Đà Nẵng để hỗ trợ Đà Nẵng khẩn trương dập ổ dịch COVID-19, Bộ Y tế đã điều thêm các đội tinh nhuệ về điều trị, xét nghiệm, truy vết... của các bệnh viện tuyến TW, Viện đầu ngành, Trường Đại học Y đến Đà Nẵng để “chia lửa” với địa phương này trong công tác chống dịch. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã cử đội tinh nhuệ về điều trị và xét nghiệm đến hỗ trợ Quảng Nam phòng chống dịch
Bản tin lúc 6h ngày 30/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 9 ca bệnh dương tính với COVID-19 ở Đà Nẵng, Hà Nội. Đến thời điểm này Việt Nam có 459 ca bệnh
Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đắk Lắk nâng số ca mắc tại Việt Nam lên 450 ca đến hiện tại
Phát biểu chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19 sáng ngày 29/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan trong bối cảnh tình hình phức tạp. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà các địa phương áp dụng Chỉ thị 19 hoặc Chỉ thị 16 một cách kịp thời với các ổ dịch đã được phát hiện.
Tham khảo thêm thông tin tại: COVID-19: Cập nhật mới nhất ngày 3/8/2020
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.