Cập nhật lúc 6h00 ngày 12/08/2020:
*Thế giới: 20.487.220 người mắc; 743.959 người tử vong
5 quốc gia có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới gồm:
STT |
Tên nước |
Số ca mắc |
Số ca tử vong |
1 |
Mỹ |
5.302.432 |
167.495 |
2 |
Brazil |
3.112.393 |
103.099 |
3 |
Ấn Độ |
2.328.405 |
46.188 |
4 |
Nga |
897.599 |
15.131 |
5 |
Nam Phi |
566.109 |
10.751 |
*Việt Nam:
- Số ca mắc: 866
- Số ca khỏi bệnh: 399
- Số ca tử vong: 17
Bản tin lúc 6h ngày 12/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống COVID-19 cho biết đã ghi nhận 3 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh được cách ly ngay, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Đến nay Việt Nam có 866 ca bệnh
UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản số 5306/TTr-UBND, trình Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế cho phép thành lập Bệnh viện dã chiến trực thuộc Sở Y tế tại Cung Thể thao Tiên Sơn để kịp thời thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19.
Chiều ngày 11/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Đây là trường hợp tử vong do COVID-19 thứ 16 kể từ khi đại dịch xảy ra tại Việt Nam.
Bệnh nhân 832 (BN 832): bệnh nhân nam, 37 tuổi, địa chỉ: Hướng Hóa, Quảng Trị. Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi nặng do COVID-19, trên bệnh nhân ,đái tháo đường type 1 suy kiệt dài ngày, suy tim.
Bản tin lúc 18h ngày 11/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống COVID-19 cho biết đã ghi nhận 16 ca mắc mới COVID-19, trong đó 10 Đà Nẵng, 04 Quảng Nam, 02 Quảng Trị. Đến thời điểm này Việt Nam có 863 bệnh nhân
Bản tin 6h ngày 11/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Đây là buổi sáng thứ 2 liên tiếp có tin vui này. Hiện đã có 45 bệnh nhân xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần với virus SARS-CoV-2. Đến nay, Việt Nam vẫn có 847 bệnh nhân
Tối ngày 10/8, Bộ Y tế công bố bệnh nhân 522 tử vong vì viêm phổi nặng do COVID-19, biến chứng suy hô hấp nặng, tắc động mạch phổi trên bệnh nhân ung thư thận, di căn bàng quang và phổi, suy thận mạn tính, đái tháo đường type 2.
Tối ngày 10/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 số 436. Đây là ca tử vong do COVID-19 thứ 14 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.
Bắt đầu từ ngày 10 – 16/8, toàn thành phố Hà Nội tăng cường lấy mẫu xét nghiệm tất cả trường hợp về từ Đà Nẵng từ ngày 15/7 đến nay. Đây là thời điểm quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh.
Sáng 10/4, Đà Nẵng công bố 4 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh, đó là các bệnh nhân: BN423, BN424, BN441, BN442. Trong số này có 3 bệnh nhân người Đà Nẵng và 1 bệnh nhân người Quảng Ngãi. BS Lê Thành Phúc, Giám đốc BV Phổi Đà Nẵng cho biết, sáng 10/8, sau khi được công bố khỏi bệnh, các bệnh nhân này tiếp tục được cách ly theo dõi tại địa phương và có sự quản lý của nhân viên y tế.
Sau khi Bộ Y tế điều chỉnh chiến lược xét nghiệm theo hướng mở rộng đối tượng, đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, vừa tạo các vòng ngăn để bảo vệ các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, vừa nhanh chóng phát hiện các trường hợp lây nhiễm để khẩn trương cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả,... đến nay, tất cả các tỉnh đều tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm những người có liên quan đến các ca nhiễm ở Đà Nẵng; người từ Đà Nẵng về, đi qua Đà Nẵng; những người có triệu chứng ho sốt.
Sáng ngày 10/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về 02 trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Đây là ca tử vong do COVID-19 thứ 12 và 13 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.
Bản tin 6h ngày 10/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Đến nay, Việt Nam vẫn có 841 bệnh nhân.
Bản tin 18h ngày 9/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 29 ca mắc mới COVID-19 đều liên quan đến Đà Nẵng, trong đó Đà Nẵng 19 ca, Quảng Nam 8 ca, Quảng Trị 2 ca. Đến nay, Việt Nam có 841 bệnh nhân
CA BỆNH 813- 831 (BN813-831) tại Đà Nẵng: độ tuổi từ 7-85, gồm: 8 F1, 3 bệnh nhân, 3 người chăm sóc, 2 liên quan khu vực quanh Bệnh viện Đà Nẵng, 1 nhân viên y tế, 1 nhân viên phục vụ, 1 trường hợp tại quận Cẩm Lệ.
CA BỆNH 832 - 833 (BN832-833) tại Quảng Trị: độ tuổi 29-37, là F1 của BN 750.
CA BỆNH 834 – 841 (BN834-841) tại Quảng Nam: độ tuổi từ 11-70, gồm: 3 F1, 2 người chăm sóc, 2 bệnh nhân, 1 người về từ Đà Nẵng.
Chiều ngày 09/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19.
Đây là ca tử vong do COVID-19 thứ 11 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam, cụ thể như sau: Bệnh nhân 456 (BN 456): nữ, 55 tuổi, địa chỉ Phường Hải Châu II, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Bản tin 6h sáng ngày 9/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Hà Nội và Bắc Giang ghi nhận thêm 2 bệnh nhân mắc mới COVID-19. Đến nay Việt Nam có 812 ca mắc.
Ngày 8/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long-Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định số 3492/QĐ-BYT về việc thành lập 05 đoàn kiểm tra việc triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19...
Bản tin 18h ngày 8/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 21 ca mắc mới COVID-19, trong đó 20 ca liên quan đến Đà Nẵng, 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đến nay Việt Nam có 810 bệnh nhân.
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi Công văn số 4176/BYT-BH về việc tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người bệnh trong tình hình dịch bệnh do COVID-19.
Theo thông tin cập nhật, đến ngày 7/8 đã có 17 người đăng ký tình nguyện hiến huyết tương.
Tham khảo thêm thông tin tại: COVID-19: Cập nhật mới nhất ngày 10/8/2020
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.