Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

COPD: Các xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, tiền sử phơi nhiễm chất kích thích phổi (như hút thuốc lá) và tiền sử gia đình. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng tổng thể trước khi chẩn đoán xác định.

COPD: Các xét nghiệm và chẩn đoán

Các triệu chứng COPD có thể phát triển chậm, và thường gặp trong cả các bệnh khác. Bác sĩ sẽ khám tim, phổi và có thể chỉ định làm một số hoặc tất cả các xét nghiệm sau đây.

Đo chức năng hô hấp

Phương pháp hiệu quả nhất và phổ biến để chẩn đoán COPD là đo chức năng hô hấp, còn được gọi là kiểm tra chức năng phổi hay PFT.

Để thực hiện kiểm tra này, bạn sẽ thở ra một cách mạnh nhất có thể vào một ống kết nối với máy đo tốc độ kế. Tổng thể lượng khí thở ra từ phổi của bạn được gọi là dung tích sống thở mạnh (FVC). Tỷ lệ phần trăm của FVC bị đẩy ra trong giây đầu tiên được gọi là FEV1. FEV là viết tắt của thể tích thở ra. Tốc độ tối đa mà bạn để trống phổi được gọi là tốc độ thở ra đỉnh (PEFR).

Kết quả đo chức năng hô hấp giúp xác định loại bệnh phổi nào mà bạn mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bài kiểm tra này là hiệu quả nhất vì có thể xác định COPD trước khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Đồng thời, giúp bác sĩ theo dõi sự tiến triển của COPD và theo dõi hiệu quả điều trị.

Bởi vì đo chức năng hô hấp đòi hỏi bạn phải thở ra mạnh mẽ, nên kiểm tra này không được khuyến cáo cho những người gần đây đã bị đau tim hoặc can thiệp tim mạch. Điều quan trọng là phải hồi phục hoàn toàn từ bất kỳ bệnh nặng hoặc điều kiện nào trước khi thử nghiệm. Ngay cả khi bạn có sức khoẻ tốt, bạn có thể cảm thấy khó thở và chóng mặt ngay sau khi thử nghiệm.

Test độ nhạy với thuốc giãn phế quản

Thử nghiệm này kết hợp đo chức năng hô hấp với việc sử dụng thuốc giãn phế quản, là thuốc để giúp giãn nở đường thở.

Đối với bài kiểm tra này, bạn sẽ trải qua một thử nghiệm đo chức năng hô hấp tiêu chuẩn để có được một phép đo cơ bản xem phổi của bạn đang làm việc như thế nào. Sau đó, sau khoảng 15 phút, bạn sẽ dùng một liều thuốc giãn phế quản và lặp lại phép đo chức năng hô hấp.

Thử nghiệm này rất hữu ích trong việc xác định xem liệu liệu pháp giãn phế quản hiện tại của bạn có hoạt động không và có cần điều chỉnh không.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem các triệu chứng của bạn có phải do nhiễm trùng hay một vài bệnh trạng nào khác không.

Xét nghiệm khí máu động mạch sẽ đo mức oxy và carbon dioxide trong máu. Đây là một dấu hiệu cho thấy phổi của bạn đang hoạt động tốt như thế nào. Đo lường này có thể chỉ ra mức độ nặng của COPD và liệu bạn có cần liệu pháp oxy hay không.

Hầu hết mọi người không có khó chịu gì khi xét nghiệm máu. Có thể có một số khó chịu hoặc vết thâm tím rất nhỏ tại ví trí đặt kim tiêm/kim truyền, nhưng những tác dụng phụ này không kéo dài.

Nếu bạn có triệu chứng COPD và dưới 50 tuổi hoặc nếu bạn không hút thuốc nhưng lại bị COPD, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ alpha-1 antitrypsin (AAT). Protein này, giúp bảo vệ phổi của bạn, được tạo ra bởi gan và sau đó được thải ra trong mạch máu của bạn. Những người có mức protein thấp có tình trạng gọi là thiếu alpha-1 antitrypsin và thường phát triển COPD ở độ tuổi trẻ.

Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT

Chụp CT thường có giá trị hơn X quang, nhưng bất kỳ loại X-quang nào cũng sẽ cho hình ảnh các cấu trúc bên trong ngực, bao gồm tim, phổi, và mạch máu của bạn, giúp bác sĩ chẩn đoán bạn có bị bệnh COPD hay không. Nếu các triệu chứng của bạn đang được gây ra bởi một điều kiện khác như suy tim, bác sĩ của bạn sẽ cũng có thể xác định được.

Kiểm tra đờm

Bác sĩ của bạn có thể chỉ định kiểm tra đờm, đặc biệt nếu bạn bị ho. Phân tích đờm có thể giúp xác định nguyên nhân gây khó thở và có thể giúp phát hiện một số dạng bệnh ung thư phổi. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm sẽ giúp chẩn đoán xác định và điều trị.

Việc ho đủ để tạo ra mẫu đờm có thể sẽ khiến bạn không được thoải mái trong vài phút. Nhưng việc kiểm tra đờm sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và lại rất hữu ích trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn.

Điện tâm đồ

Bác sĩ của bạn có thể chỉ định đo điện tâm đồ, để xác định xem việc khó thở của bạn có gây ra bởi một tình trạng của tim hay không. Theo thời gian, những khó khăn về hô hấp liên quan đến COPD có thể dẫn đến các biến chứng tim bao gồm nhịp tim bất thường, suy tim và đau tim. Điện tâm đồ có thể giúp chẩn đoán sự rối loạn nhịp tim của bạn.

Điện tâm đồ nói chung là một bài kiểm tra an toàn với ít rủi ro. Đôi khi bạn có thể cảm thấy một chút kích ứng da ở khu vực đặt điện cực.

Chuẩn bị cho các xét nghiệm COPD

Xét nghiệm COPD cần ít sự chuẩn bị. Bạn nên mặc quần áo thoải mái và tránh những bữa ăn lớn trước khi tiến hành các xét nghiệm.

Trước khi thử đo chức năng hô hấp hoặc điện tâm đồ, hãy nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Một số loại thuốc, caffeine, thuốc lá và tập thể dục có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Đảm bảo tuân thủ tất cả các hướng dẫn trước khi thử nghiệm để kết quả của bạn chính xác nhất có thể.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: 5 lí do bệnh nhân COPD nên tập thể dục

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm