Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cộm mắt, biểu hiện của bệnh gì?

Mắt bị cộm luôn khiến mọi người có cảm giác vướng víu ở bên trong. Cộm mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi cảm thấy mắt bị cộm, cần theo dõi và chăm sóc mắt đúng cách giúp có phương án điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho thị lực của mắt.

Nguyên nhân khiến mắt bị cộm

Mắt bị cộm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên như: Bụi bay vào mắt khi đi đường hoặc có dị vật rơi vào mắt; chấn thương mắt trong quá trình lao động; mắt khô, cộm do tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, tivi quá thường xuyên, hoặc thức khuya, ít chớp mắt; do stress, thay đổi nội tiết trong cơ thể; mắt bị tổn thương do một bệnh lý mắt nào đó như: viêm mí mắt, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, chắp, lẹo, bị kích ứng hoặc dị ứng...; dị vật kết mạc, giác mạc.

Những biểu hiện thường kèm theo khi mắt bị cộm

Mắt nổi nhiều hạt và đau mắt; mắt bị chảy nước, mắt có ghèn, nhìn mờ; cảm giác cay cay mắt và chảy nước mắt, hoặc khi dụi thì nước mắt trào ra; mắt chuyển qua màu vàng nâu và các tia máu nổi lên.

Mắt bị cộm là triệu chứng của bệnh gì

Mắt bị cộm đơn thuần sẽ dễ dàng khỏi khi bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen làm việc cũng như chăm sóc mắt hợp lý. Tuy nhiên, mắt bị cộm kèm theo nhiều biểu hiện khác như mắt bị cộm và mờ, mắt bị cộm nhưng không có bụi, mắt bị cộm và có cảm giác cay rát... Bạn hãy nghĩ ngay đến việc đi khám mắt để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh kịp thời các bệnh về mắt như:

Khô mắt: Nguyên chính của bệnh khô mắt là do giảm tiết chế nước mắt, do các nguyên nhân miễn dịch toàn thân, teo và xơ hóa tuyến lệ, sẹo kết mạc do mắt hột, môi trường không khí khô, dùng thuốc tra kéo dài, bệnh kết mạc mạn tính...

Hiểu đơn giản hơn, khô mắt là tình trạng thiếu nước mắt đầy đủ. Hỗn hợp của nước, dầu béo, protein cùng các chất điện giải tạo nên nước mắt. Chúng giúp làm ẩm bề mắt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, cung cấp dinh dưỡng và dưỡng khí cho tế bào biểu mô đồng thời nó có vai trò miễn dịch giúp ức chế sự phát triển của vi trùng.

Chắp, lẹo - nguyên nhân gây cộm mắt.

Biểu hiện chính của khô mắt là ngứa mắt, nhức mắt, cảm giác mắt bị cộm, cay và đau rát, ra dử mắt dính hoặc nhiều bọt trắng ở hai góc mắt, mắt bị nhòe khi phải chớp liên tục, cảm thấy buồn ngủ, khó mở mắt vào buổi sáng.

Sạn vôi: Sạn vôi ở kết mạc mắt là một tình trạng lắng đọng chất canxi ở dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Nó có thể có một hoặc nhiều sạn vôi ở mi mắt một bên hay cả hai bên mắt.

Sạn vôi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chưa được biết rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó liên quan đến cơ địa của mỗi người. Sạn vôi có thể lắng đọng nhiều nơi trong cơ thể nhưng do ở mắt người ta dễ nhận biết hơn cả.

Nếu sạn vôi ít hoặc nhỏ có thể không có triệu chứng gì, chỉ tình cờ phát hiện khi khám mắt. Nếu sạn vôi nhiều hoặc to triệu chứng thường gặp là cộm, xốn mắt giống như bị bụi lọt vào mi mắt khiến cho bệnh nhân phải chớp mắt nhiều lần, dụi mắt chảy nước mắt, thị lực bệnh nhân vẫn bình thường.

Làm gì khi mắt bị cộm?

Khi phát hiện mắt bị ngứa và cộm, trước tiên cần xác định đúng nguyên nhân gây cộm mắt. Từ đó mới có giải pháp phù hợp để hỗ trợ cải thiện cộm mắt hiệu quả.

Nếu mắt bị cộm do bụi hay có dị vật rơi vào mắt, hoặc mắt bị chấn thương trong quá trình lao động, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó chớp mắt nhiều lần để bụi bẩn trôi ra ngoài. Nếu dị vật lớn, ảnh hưởng đến thị lực và gây đau, nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được các chuyên gia cải thiện, lấy dị vật ra ngoài.

Nếu nguyên nhân do sử dụng máy vi tính quá nhiều khiến mắt khô và cộm, cần thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị điện tử: giảm thời gian tiếp xúc (nếu có thể), chớp mắt nhiều hơn, thường xuyên cho mắt thư giãn, sử dụng phần mềm giảm ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các màn.

Nếu do căng thẳng, stress hay thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ có thai, sau sinh, tiền mãn kinh...), cần thực hiện lối sống khoa học, ăn đầy đủ dưỡng chất, giảm căng thẳng, hạn chế để mắt làm việc quá nhiều.

Nếu mắt bị cộm do ảnh hưởng từ một bệnh lý nào đó, nên tới các cơ sở chuyên khoa mắt để được chuẩn đoán chính xác được lý do, từ đó chuyên gia sẽ cho lời khuyên về cách làm hết cộm mắt hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các bệnh thường gặp về mắt trong mùa hè.

BS. Minh Lâm - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm