Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chuyên gia chia sẻ những điều bạn cần biết về đông lạnh trứng

Ngày nay, đông lạnh trứng đang dần trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều chị em phụ nữ khi chưa sẵn sàng sinh con nhưng muốn đảm bảo tương lai có thể mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình, lợi ích và chi phí khi thực hiện đông lạnh trứng.

Mục đích của đông lạnh trứng là để dự trữ trứng cho việc thụ thai và sinh con trong tương lai.

Thực tế, có một số phụ nữ muốn có con buộc phải đông lạnh trứng do được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, trong khi những người khác làm điều này vì sở thích, để họ có thể sinh con sau này dù đã nhiều tuổi.

Dù lý do là gì, phụ nữ chọn đông lạnh trứng đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Các câu hỏi về việc đông lạnh trứng tăng 50% ở Anh vào mùa Hè năm 2020 so với năm trước.

Cuối tháng 10/2022, một cặp vợ chồng ở Oregon (Mỹ) chào đón cặp song sinh từ phôi được đông lạnh vào ngày 22/4/1992. Đây là những phôi được đông lạnh lâu nhất từ trước đến nay. Những phôi thai này đến từ một người đàn ông 50 tuổi và một người hiến trứng 34 tuổi, được đặt vào người mẹ Rachel Ridgeway 3 thập kỷ sau đó và bà mang thai cặp song sinh.

Quá trình đông lạnh trứng diễn ra thế nào?

Tiến sỹ Amit Shah, bác sỹ phụ khoa, chuyên gia sinh sản và đồng sáng lập Fertility Plus, cho biết quá trình đông lạnh trứng bao gồm 4 giai đoạn:

- Nghiên cứu, đánh giá và chờ sự đồng ý

- Kích thích buồng trứng

- Thu thập trứng

- Chuẩn bị và đông lạnh trứng.

Theo Tiến sỹ Amit Shah, đánh giá là cuộc trò chuyện ban đầu giữa chuyên gia và bạn. Sau đó, người quyết định đông lạnh trứng sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm như: Xét nghiệm máu dự trữ trứng và siêu âm. Dựa trên kết quả của các xét nghiệm, kế hoạch đông lạnh trứng sẽ được đưa ra cùng với việc xem xét các loại thuốc hỗ trợ sinh sản được sử dụng.

Người đồng ý đông lạnh trứng cũng sẽ được yêu cầu ký vào một số mẫu đơn đồng ý do cơ quan quản lý HFEA (Tổ chức Phôi học và sinh sản Anh) thiết lập, trong đó nêu rõ chi tiết các điều khoản như bạn muốn trứng được lưu trữ trong bao lâu và điều gì sẽ xảy ra với trứng trong trường hợp bạn tử vong.

Khi các thủ tục đã hoàn thiện, quá trình đông lạnh trứng bắt đầu với một giai đoạn tiền xử lý ngắn, bao gồm việc tiêm thuốc kích thích buồng trứng. Điều này thường kéo dài trong khoảng thời gian 2 tuần trước khi trứng được lấy ra trong ca phẫu thuật.

Tiến sỹ Amit Shah giải thích: "Quy trình thực hiện qua đường âm đạo, một cây kim nhỏ gắn vào đầu dò được đưa qua buồng trứng".

Ông cho biết thêm khi một nang trứng được lấy ra, quá trình này sẽ được kiểm tra để tìm trứng và nếu không tìm thấy trứng, quy trình sẽ lặp lại.

“Mỗi nang trứng có thể không chứa tỷ lệ trứng phù hợp, số lượng trứng đến từ mỗi nang trứng khác nhau. Trong một số trường hợp, các nang trứng không có trứng hoặc sau khi xét nghiệm nhận thấy nhiều yếu tố bất thường sẽ không được sử dụng. Sau khi thu thập trứng, chúng tôi được cho biết có bao nhiêu trứng thu được. Không có cách nào để dự đoán số lượng trứng hoặc chất lượng cho đến khi lấy trứng ra”, vị bác sỹ này giải thích.

Tiếp theo là quy trình phòng thí nghiệm để trứng được đông lạnh. Toàn bộ quá trình được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia. Trứng có thể được đông lạnh trong tối đa 10 năm kể từ khi bắt đầu, trong khi những phụ nữ đông lạnh trứng với lý do y học được lựa chọn kéo dài đến 55 năm nếu cần.

Đông lạnh trứng có những lợi ích gì?

Việc đông lạnh trứng ban đầu được sử dụng để giúp những phụ nữ đang điều trị ung thư - một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì hóa trị có thể ngăn buồng trứng giải phóng trứng và estrogen. Tuy nhiên, gần đây, những người phụ nữ khỏe mạnh cũng nghĩ đến việc duy trì khả năng sinh sản của họ bằng phương pháp này.

Xu hướng đông lạnh trứng ngày càng gia tăng, vì nhiều phụ nữ muốn trì hoãn việc sinh con để theo đuổi các lựa chọn khác. Dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy khoảng 20% những người từ 40-44 tuổi không có con trong năm 2010 so với 14% vào năm 1995. Dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục.

Đông lạnh trứng là kỹ thuật bảo quản trứng ở điều kiện lạnh sâu (-196ºC) bằng hơi nitơ hoặc nitơ lỏng trong thời gian dài

Đông lạnh trứng là kỹ thuật bảo quản trứng ở điều kiện lạnh sâu (-196ºC) bằng hơi nitơ hoặc nitơ lỏng trong thời gian dài.

"Sự chậm trễ trong việc bắt đầu lập gia đình cùng với sự suy giảm tự nhiên về khả năng sinh sản, trong đó mức giảm lớn nhất xảy ra sau 35 tuổi và tăng mạnh sau 39 tuổi. Do đó, việc đông lạnh trứng cung cấp cho phụ nữ lựa chọn trì hoãn khả năng sinh sản", Tiến sỹ Amit Shah nói.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng đông lạnh trứng không đảm bảo chắc chắn sẽ có em bé. Vì vậy, các bệnh nhân phải cân bằng giữa quyết định cố gắng bảo tồn khả năng sinh sản của mình bằng cách đông lạnh trứng hoặc kết hôn trong tương lai gần.

Về việc quyết định có đông lạnh trứng hay không, ông khuyên: “Cách tốt nhất để biết là tham khảo càng nhiều thông tin càng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia và sau đó quyết định xem đây có phải là con đường phù hợp với bạn hay không”.

Ai đủ điều kiện để đông lạnh trứng?

Theo Dịch vụ y tế Quốc gia (Anh), chỉ những người mắc bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chẳng hạn ung thư, mới đủ điều kiện để đông lạnh trứng.

Để đông lạnh trứng thông qua dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân, tiến sỹ Amit Shah cho biết tổng chi phí là 7.135 - 7.730 USD cho một chu kỳ điều trị.

Đông lạnh trứng khi bạn còn trẻ sẽ tốt hơn. Điều này là do chất lượng và số lượng trứng của bạn suy giảm khi bạn già đi, thường là ở độ tuổi 30. Do đó, để có kết quả tốt nhất, bạn nên đông lạnh trứng ở độ tuổi 20 hoặc 30.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Những điều chị em cần biết về đông lạnh trứng.

Lê Tuyết (Theo Independent) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm