Có 90% trường hợp mắc lao mới được chữa khỏi
Triển khai Chiến lược Quốc gia phòng chống Lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chương trình chống Lao quốc gia (CTCLQG) đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam phát hiện sớm tất cả các thể Lao, cung cấp dịch vụ điều trị Lao cho tất cả người bệnh sau chẩn đoán, điều trị Lao tiềm ẩn.
Hàng năm, cả nước phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc Lao với tỉ lệ chữa khỏi cao trên 90% trường hợp mắc mới. Từ năm 2000 đến nay số lượng người mắc bệnh Lao giảm 4,6%.
Hầu hết các kỹ thuật mới đều đã được áp dụng có hiệu quả cao và đến nay đã có gần 6.000 người mắc Lao kháng thuốc được thu nhận điều trị. CTCLQG đã triển khai thuốc mới Bedaquiline cho người bệnh Lao kháng thuốc nặng (tiền siêu kháng thuốc, siêu kháng thuốc) và áp dụng phác đồ ngắn hạn (9 tháng) trong điều trị người bệnh lao đa kháng thuốc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong 3 nước có kế hoạch nghiên cứu được đánh giá cao. Việt Nam đã có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu với mạng lưới nghiên cứu lao và bệnh phổi rộng khắp.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đã là người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Hội đồng tư vấn chiến lược và kỹ thuật của WHO về phòng chống bệnh lao (STAG TB) - cơ chế điều hành và hoạch định chiến lược phòng chống lao cao nhất của WHO.
Việt Nam cũng là một trong 3 nước đi đầu chiến lược kết thúc bệnh Lao trên toàn cầu gồm: Việt Nam, Brazil và Nam Phi. Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam cấp ngân sách tăng lên hàng năm và qua đó vận động được hỗ trợ quốc tế từ Quỹ toàn cầu với gần 60 triệu Đô la và cộng thêm 20 triệu đô ngân sách khuyến khích vì thực hiện có hiệu quả nguồn viện trợ.
Từ 2015-2017 được phê duyệt là 42 triệu đô la. Các tổ chức đối tác khác cũng đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật đáng kể. Tuy còn thiếu hụt so với kế hoạch, nhưng đã đảm bảo được cơ bản.
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu không còn bệnh Lao vào năm 2030. Từ năm 2014 đến nay, để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân và giảm nguồn lây cho cộng đồng, dự án TB CARE II phối hợp với CTCLQG triển khai Chiến lược FAST tăng cường kiểm soát lây nhiễm Lao tại Bệnh viện Lao, Bệnh phổi tỉnh Nam Định và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tỉnh Quảng Nam.
Chiến lược FAST đã góp phần phát hiện nhiều ca bệnh lao kháng đa thuốc và lao phổi được chẩn đoán với bằng chứng vi khuẩn học và rút ngắn thời gian từ lấy mẫu tới điều trị các ca bệnh từ trên 10 ngày năm 2013 xuống còn 3-5 ngày.
“Cuộc chiến” vẫn tiếp diễn
Dù đạt nhiều thành tựu nhưng công tác phòng chống lao của Việt Nam vẫn tồn tại khó khăn và thách thức. Đó là tình trạng bỏ điều trị hiện đang ở mức báo động và có xu hướng gia tăng.
Điều này gây khó khăn lớn cho công tác điều trị và phòng chống bệnh lao tại cộng đồng. Tình trạng lao đa kháng thuốc chủ yếu được xác định là do người bệnh điều trị không đúng, không đủ, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ; thầy thuốc không đủ thời gian để tư vấn cho bệnh nhân và chưa hỗ trợ tích cực cho người bệnh...
Bên cạnh đó, hàng năm vẫn còn 16.000 người chết vì bệnh lao. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 14/30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất trên thế giới và đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu.
Theo đó, hàng năm ước tính có 130.000 người mắc lao mới, trong đó có 7.000 người mắc lao đồng nhiễm HIV, hơn 5.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc, đáng lo ngại là có gần 6% là lao siêu kháng thuốc. Số người mắc lao phổi chiếm hơn ½.
Báo cáo WHO global report 2016 cũng chỉ ra rằng, chỉ có 79% số người mắc được phát hiện, tư vấn, điều trị và quản lý, trong đó 21% còn lại vẫn tồn tại trong cộng đồng mà không được điều trị, khống chế nguồn lây.
Bệnh Lao tồn tại hàng nghìn năm nhưng căn bệnh này vẫn chưa được khống chế do nhiều nguyên nhân. Trước hết phải kể đến người nhiễm lao mắc thêm bệnh nhiễm trùng cơ hội, điển hình là HIV. Y học coi HIV và lao như cặp bài trùng bởi vi rút HIV làm giảm hệ thống miễn dịch cơ thể, vi khuẩn lao nhân cơ hội này bùng phát, diễn biến nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người dân về bệnh lao còn hạn chế. Xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Tổ chống lao tuyến huyện, thị xã, thành phố trình độ chuyên môn không đồng đều nên công tác phòng, chống Lao còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung khẳng định: “Để kết thúc bệnh lao và phòng chống bệnh phổi tốt hơn, chúng ta cần một nguồn nhân lực chuyên nghiệp với ý chí thống nhất”.
Để nỗ lực phòng chống bệnh lao, vào tháng 8 sắp tới, Việt Nam sẽ tham gia Đối thoại chính sách về Lao và Lao kháng đa thuốc trong khuôn khổ Hội nghị APEC.
Theo các chuyên gia, để công tác phòng chống lao hiệu quả Việt Nam cần phải thay đổi các chính sách, chế độ khám chữa bệnh đối với người nghèo, đặc biệt là các bệnh nhân lao phổi.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động phát hiện thường quy, phát hiện chủ động dựa vào quản lý điều trị trong chương trình chống lao, các bệnh nhân lao và lao đa kháng.
Đồng thời tăng cường công tác vận động, truyền thông và huy động xã hội tại các tuyến của hệ thống y tế nhằm nâng cao năng nhận thức về bệnh lao và huy động sự tham gia của cộng đồng.
Để đạt được mục tiêu đẩy tỉ lệ mắc lao xuống còn 20 trường hợp trên 100.000 dân, chương trình kiểm soát lao toàn quốc cần phải có ít nhất 66 triệu đô la (tương đương 1,5 nghìn tỉ đồng) mỗi năm. Hiện tại chương trình này mỗi năm tiêu tốn tới 26 triệu đô la (tương đương 572 tỉ đồng), trong đó có 19 triệu đô la là vốn tài trợ nước ngoài.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.