Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ em dễ mắc bệnh lao gì?

Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hàng năm. Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao,

Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hàng năm. Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, thường gặp hơn cả là 4 thể: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; lao cấp tính như lao màng não và lao kê; lao hô hấp sau sơ nhiễm như lao phổi và lao màng phổi; lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu - sinh dục, lao ruột...
 
Lao sơ nhiễm: Thường gặp nhiều nhất. Có thể gặp ở trẻ từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không tiêm phòng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa.
 
 Xét nghiệm tìm khuẩn lao.

Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót. Trẻ có thể tự khỏi nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

 
Lao cấp tính, trong đó lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu.
 
Bệnh lao là bệnh gây ra do lây nhiễm. Ở trẻ em, phần lớn là bị lây nhiễm từ những người thân trong gia đình. Khi người bị bệnh lao ho, vi khuẩn lao có trong đờm sẽ đi trực tiếp vào đường hô hấp của người đối diện và làm lây bệnh. Ngoài ra, nếu người mắc bệnh khạc nhổ bừa bãi, các vi khuẩn có trong đờm sẽ theo gió phát tán vào không khí làm lây cho người xung quanh.
 
Vì vậy, để đề phòng cho trẻ, nếu trong nhà có người bị bệnh lao cần phải cách ly trẻ với người bệnh. Người bị bệnh lao nên có ý thức để hạn chế sự lây lan của bệnh: không ho, khạc đờm bừa bãi; tránh tiếp xúc, hôn hít trẻ nhỏ cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ càng lớn thì tần suất mắc bệnh càng ít. Lao màng não xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó 1 tuần, sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt.

 
Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc... Lao kê là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.
 
Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ, bao gồm: Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao) với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch; lao phổi với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu. Lao phổi: Ít nhiều tùy theo tuổi khi bị sơ nhiễm lao, chỉ 4% khi sơ nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi và xảy ra khi trẻ em lớn hơn 10 tuổi. Trái lại, 10% ở trẻ em lớn từ 12-14 tuổi bị sơ nhiễm và lao phổi xảy ra từ 1-2 năm.
 
Triệu chứng: sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, gầy, tức ngực, ho đờm hay có máu. Xquang phổi chia làm 2 loại: (1) Lao phổi không có hang: dạng nốt riêng rẽ hay kết hợp thành đám thâm nhiễm. (2) Lao phổi có hang: có hang tròn, nối liền rốn phổi với ống dẫn. Hay thường kết hợp với nốt, đám thâm nhiễm hay thường có kết hợp tổn thương màng phổi hay hạch trung thất. Chẩn đoán chính xác bằng tìm vi khuẩn lao trong đờm hay trong dịch dạ dày 3 ngày liên tiếp (soi trực tiếp và cấy).

Lao ngoài phổi: thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính, nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.

Ở trẻ em, việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán. 

Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định. Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).         

BS.Trần Hạnh Hoa - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Xem thêm