I. Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo được cơ thể sử dụng để nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh. Hầu hết cholesterol trong cơ thể con người được tạo ra bởi gan, phần còn lại đến từ các thực phẩm nạp vào. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa (chất béo cứng như bơ và mỡ lợn) có thể làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Vì vậy tốt nhất nên ăn một lượng nhỏ chất béo không bão hòa như dầu ô liu.
Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các protein được gọi là lipoprotein. Có hai loại lipoprotein:
Lipoprotein mật độ thấp (LDL) mang cholesterol từ gan đến các tế bào cần thiết. LDL thường được gọi là cholesterol “xấu” vì nếu có quá nhiều, LDL có thể tích tụ trong thành động mạch của người bệnh.
Lipoprotein mật độ cao (HDL) được gọi là cholesterol “tốt” vì mang cholesterol xấu ra khỏi tế bào và trở lại gan - nơi nó bị phân hủy hoặc thải ra khỏi cơ thể.
Nếu một người có lượng cholesterol rất cao trong máu sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
II. Tại sao cholesterol cao lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Động mạch là các mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ở điều kiện bình thường, động mạch rất mềm và đàn hồi. Có quá nhiều cholesterol trong máu có thể khiến chất béo tích tụ trong động mạch, hình thành các mảng xơ vữa bám vào lòng các động mạch, làm động mạch bị thu hẹp, cứng lại, máu khó lưu thông hơn.
Các mảng xơ vữa này khi bị vỡ ra sẽ tạo thành các cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu. Từ đó dẫn đến thiếu máu nuôi tim, não, động mạch chủ… gây các biến chứng nặng, thâm chí tử vong, trong đó có đột quỵ nhồi máu não - chiếm 80% tổng số các ca đột quỵ.
III. Làm thế nào để biết cholesterol cao?
Cholesterol cao không có triệu chứng đáng chú ý, vì vậy người bệnh cần phải kiểm tra mức cholesterol của mình, đặc biệt nếu đó là người trên 40 tuổi và có bất kỳ yếu tố nguy cơ chính nào khác gây ra tình trạng này:
Tiền sử bệnh tim hoặc gia đình có người bị cholesterol cao;
Tăng huyết áp;
Tiểu đường;
Thừa cân, béo phì;
Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo dạng trans...;
Uống nhiều bia rượu;
Lười vận động;
Hút thuốc lá.
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức cholesterol bằng một xét nghiệm máu đơn giản lúc đói.
IV. Phòng ngừa cholesterol cao bằng những biện pháp nào?
Bạn có thể giảm cholesterol bằng cách:
- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả và hạn chế chất béo bão hòa;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Kiểm soát cân nặng hợp lý;
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
Nếu bác sĩ cho rằng người bệnh có nguy cơ cao phát triển bệnh tim hoặc đột quỵ sẽ đề nghị dùng thuốc để giúp giảm cholesterol. Các thuốc nhóm statin có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành chất béo và giảm nguy cơ đột quỵ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các ngưỡng cholesterol theo tuổi.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.