Cholesterol là chất béo do gan sản xuất ra. Cholesterol cũng tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Cơ thể cần có một số loại cholesterol để có thể hoạt động hiệu quả. Nhưng có quá nhiều cholesterol xấu (ví dụ như LDL) sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Cholesterol trong máu có thể tích tụ lại thành các mảng bám ở thành động mạch, gây tắc nghẽn các động mạch và có thể dẫn đến:
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, hàm lượng cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Lượng cholesterol toàn phần là tổng lượng cholesterol trong máu của bạn. Cholesterol toàn phần bao gồm:
LDL còn gọi là cholesterol xấu hay mỡ xấu vì chúng có thể gây tắc nghẽn các mạch máu và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. HDL là cholesterol tốt bởi nó giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tỷ lệ HDL càng cao sẽ càng tốt.
Cuối cùng, cholesterol toàn phần cũng bao gồm cả triglyceride. Đây là một loại chất béo khác có thể tích tụ trong cơ thể và được gọi là nền tảng của cholesterol. Tăng triglyceride và giảm HDL sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cholesterol ở người trưởng thành
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị rằng tất cả người trưởng thành nên kiểm tra lượng cholesterol máu mỗi 4-6 năm/lần, bắt đầu từ khi 20 tuổi. Khi chúng ta già đi, lượng cholesterol sẽ có xu hướng tăng cao. Nam giới thường sẽ có nguy cơ tăng cholesterol cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, nguy cơ của nữ giới cũng sẽ tăng lên khi bước vào giai đoạn mãn kinh.
Với những người bị tăng cholesterol và có các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác, ví dụ như tiểu đường, sẽ cần kiểm tra lượng cholesterol máu thường xuyên hơn.
Ngưỡng cholesterol cho người trưởng thành
Theo hướng dẫn năm 2018 về kiểm soát cholesterol máu đăng trên tạp chí JACC, dưới đây là các ngưỡng cholesterol dành cho người trưởng thành: (tất cả các ngưỡng dưới đây đều tính theo đơn vị mmol/L)
Cholesterol ở trẻ em
Những trẻ hiếu động, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không thừa cân và không có tiền sử gia đình bị tăng cholesterol máu sẽ có nguy cơ tăng cholesterol máu thấp hơn.
Hướng dẫn gần đây khuyến nghị rằng tất cả trẻ em nên được kiểm tra mức cholesterol máu trong khoảng 9-11 tuổi và sau đó kiểm tra lại khi 17 và 21 tuổi.
Trẻ nhỏ có nhiều yếu tố nguy cơ hơn, ví dụ như bị tiểu đường, thừa cân hoặc có tiền sử gia đình tăng cholesterol nên được kiểm tra trong khoảng từ 2-8 tuổi và kiểm tra lại trong khoảng 12-16 tuổi
Các ngưỡng cholesterol ở trẻ em
Theo JACC, dưới đây là các ngưỡng cholesterol ở trẻ em
Thay đổi lối sống cũng có thể có hiệu qua trong việc làm giảm cholesterol. Thay đổi lối sống có thể thực hiện ngay và có thể thực hiện ở bất cứ độ tuổi nào, bao gồm:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các thuốc hạ cholesterol máu
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.