Nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm khả năng vận động và tái phát chấn thương.
Khớp gối đóng vai trò quan trọng cho chức năng vận động vùng chi dưới. Khớp được cấu tạo bởi lồi cầu đùi ở trên, mâm chày ở dưới và xương bánh chè ở phía trước. Giữa mâm chày và lồi cầu đùi được lót bởi 2 vòng sụn hình chữ C gọi là sụn chêm, có chức năng làm tăng diện tích của khớp, tạo lớp đệm êm ái và giảm áp lực lên đầu xương khi vận động.
Hệ thống dây chằng xung quanh giúp giữ vững khớp bao gồm dây chằng chéo trước và chéo sau ở bên trong khớp gối giúp giữ mâm chày không trượt ra trước và ra sau quá mức, dây chằng bên trong và bên ngoài ở cạnh bên khớp giữ vững theo bình diện trong - ngoài nên khớp gối chỉ có động tác gấp duỗi mà không có động tác dạng khép quá mức.
Do đó, khi chấn thương gối có đứt dây chằng sẽ làm cho khớp mất vững dẫn đến tình trạng tổn thương sụn và thoái hóa khớp diễn ra sớm hơn.
Các tổn thương tại khớp gối đều có các dấu hiệu như sưng, đau, hạn chế vận động.
Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp
Chấn thương dây chằng chéo trước: Chấn thương này phổ biến hơn trong các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền... Thường xảy ra do trẹo đầu gối khi thay đổi hướng quá nhanh, dừng lại đột ngột, tiếp đất không tốt sau một bước nhảy hoặc va chạm với lực mạnh (trong tai nạn xe máy, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày). Khi bị tổn thương, vùng đầu gối trở nên lỏng lẻo. Đau nhiều ở vùng gối trước, nhất là khi di chuyển; Hạn chế vận động khớp gối; Teo cơ, khiến khớp gối yếu dần.
Chấn thương dây chằng chéo sau: Chấn thương dây chằng chéo sau có thể xảy ra cấp hoặc mạn tính. Chấn thương dây chằng chéo sau là do một lực tác động mạnh khiến cơ thể ngã khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, dẫn tới tổn thương dây chằng chéo sau. Khi bị chấn thương, người bệnh đau dữ dội ở vùng gối, khớp gối lỏng lẻo. Người bệnh gặp khó khăn khi đi lại và gần như không thể vận động mạnh như bình thường. Đầu gối sưng chỉ vài giờ sau chấn thương, khớp gối lỏng...
Chấn thương dây chằng giữa gối: Chấn thương này hay gặp ở những người chơi các môn thể thao cường độ cao, dễ va chạm như bóng đá, bóng chuyền... Những biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương dây chằng giữa gối gồm: Đau ở mặt trong khớp gối, đau nhiều khi di chuyển và vận động, có thể kèm theo sưng. Cơn đau âm ỉ, liên tục khiến người bệnh ngủ không yên giấc. Khớp lỏng lẻo, cảm giác có tiếng lạo xạo bên trong khớp gối khi nhấc chân lên. Chỗ đau bị bầm tím. Khó khăn khi đi lại vì cảm giác khớp gối cứng, kẹt khớp.
Chấn thương dây chằng gối bên ngoài: Chấn thương này thường gặp khi va chạm thể thao hoặc tai nạn xe cơ giới. Các triệu chứng thường gặp là căng cơ, sưng và đau nhiều. Khớp gối cũng mất đi sự ổn định, khiến người bệnh đi không vững, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Cần phát hiện sớm
Sau va chạm trực tiếp hoặc gián tiếp, khớp gối sưng đau đi lại khó khăn. Hầu hết bệnh nhân sẽ đi đến một cơ sở y tế để chụp Xquang khớp gối kiểm tra xem có gãy xương hay không. Tuy nhiên, sụn chêm và dây chằng lại không thấy được trên Xquang thông thường. Đôi khi bệnh nhân sẽ nhận được một chẩn đoán chấn thương phần mềm vùng gối. Diễn tiến sau đó gối có thể giảm sưng nề và đi lại được, tuy nhiên khi vận động nhanh hoặc mạnh khớp gối bị sưng trở lại, cảm giác mất vững, thậm chí có tình trạng kẹt khớp, về lâu dài cơ đùi bị teo hơn chân đối diện.
Các tổn thương tại khớp gối do chấn thương hoặc không do chấn thương đều có các dấu hiệu như sưng, đau, hạn chế vận động. Để phát hiện có tổn thương dây chằng thì cần thăm khám khớp gối bằng nghiệm pháp ngăn kéo, nghiệm pháp Lachman, nghiệm pháp dạng khép khớp gối; kiểm tra sụn chêm bằng nghiệm pháp Mc Murray. Bên cạnh đó, chụp MRI khớp gối giúp khảo sát tổng thể tổn thương giúp định hướng phương pháp điều trị.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khó có thể ngăn ngừa tuyệt đối chấn thương khớp gối. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương, cần khởi động kỹ trước khi chơi thể thao; Thực hành kỹ thuật tiếp đất đúng sau khi bật nhảy; Tăng cường độ tập luyện lên từ từ để khớp gối quen dần, tránh tập cường độ cao đột ngột; Không tập luyện cường độ cao liên tục trong thời gian dài. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khớp gối cũng cần được nghỉ ngơi để duy trì độ linh hoạt, dẻo dai; Cần thực hiện nghiêm túc an toàn trong lao động, tham gia giao thông...
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa chấn thương dây chằng đầu gối, đặc biệt đối với các vận động viên. Chế độ ăn cần tăng cường thực phẩm giàu protein (các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu...), canxi (hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ...) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng...) để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 dạng chấn thương thường gặp khi chạy bộ.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.