Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ trong mùa dịch COVID-19: 3 sai lầm phụ huynh cần tránh

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh có xu hướng “tẩm bổ” cho con ăn nhiều để con sẽ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, chế độ ăn mất cân đối lại ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ.

 3 sai lầm phụ huynh cần tránh để chăm sóc trẻ đúng cách trong mùa dịch.

Theo những nghiên cứu và phân tích tại 10 quốc gia ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc và tiên lượng nặng khi mắc COVID-19. Chính vì vậy, trong thời gian giãn cách kéo dài, phụ huynh càng cần lưu ý và quan tâm sát sao chế độ ăn uống, vận động của con, tránh nạp năng lượng cho con quá mức gây thừa cân, béo phì.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 3 điều phụ huynh ngộ nhận về dinh dưỡng, vận động cho trẻ cần tránh để giúp trẻ không bị thừa cân, béo phì, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Ăn nhiều thịt, trứng, sữa là bổ và khỏe

Tuy thịt, trứng, sữa cung cấp lượng protein cần thiết cho trẻ nhưng việc ăn quá mức lại có thể gây thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa. Những rối loạn sớm như vậy sẽ tăng nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ ở tuổi trưởng thành. Chế độ dinh dưỡng thiếu đa dạng, như ít rau xanh, trái cây và khoáng chất nhưng nhiều thịt, chất béo, tinh bột… cộng với việc thiếu vận động trong thời gian dài, năng lượng không được tiêu hao sẽ tích tụ thành mỡ, khiến trẻ tăng cân nhanh chóng.

Phụ huynh nên lưu ý những điều sau về chế độ ăn của trẻ trong mùa dịch:

Ăn ít béo: Thịt nạc (bỏ da) luộc hấp nướng thay cho chiên rán, thay sữa béo bằng sữa ít béo (chỉ áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên) hoặc các sữa ít năng lượng, hạn chế đồ phủ tạng động vật, nước cốt dừa.

Ăn ít bột đường: Giảm bớt số lượng tinh bột trong ngày hay thay cơm gạo, cơm nếp bằng bún, bánh phở, hủ tiếu… và hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt.

Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ: Như rau xanh, trái cây ít ngọt. Cho trẻ ăn nhiều về sáng, giảm về chiều và hạn chế ăn tối.

Ở nhà nên có thể ăn bất kì lúc nào

Giãn cách xã hội đôi khi khiến phụ huynh và trẻ bị rối loạn về giờ giấc sinh hoạt. Trẻ dễ "ngủ nướng" rồi bỏ bữa sáng, các bữa ăn không điều độ, ăn bất cứ lúc nào nếu cảm thấy đói sẽ tăng nguy cơ thừa cân.

Mặt khác, phụ huynh thấy con tăng cân quá mức lại cắt giảm bữa ăn đột ngột, hay bắt con nhịn ăn, bỏ bữa cũng tác động xấu đến thể trạng của trẻ. Do cơ thể trẻ đang tăng trưởng và phát triển nên việc hạn chế béo phì cần phối hợp song song việc điều chỉnh chế độ ăn thích hợp theo tuổi với tăng cường hoạt động thể lực.

Phụ huynh cần lưu ý không bắt trẻ nhịn ăn hay bỏ bữa và vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất đạm theo tuổi cho trẻ. Đồng thời, cho trẻ ăn đủ bữa, ngày 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ, tuyệt đối không được cho trẻ thừa cân, béo phì nhịn đói, nếu trẻ đã ăn đủ bữa mà còn đói thì hãy cho bé ăn thêm các loại thức ăn ít năng lượng như củ sắn, trái cây ít ngọt.

Con có thể ngủ nghỉ thoải mái, không nghịch phá là tốt

Lầm tưởng này có thể dẫn đến rối loạn nhịp độ sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Phụ huynh cần tập thói quen cho trẻ ngủ sớm (ngủ trước 21 giờ), ngủ đủ giấc tùy theo số giờ ngủ trung bình mỗi ngày tùy từng lứa tuổi.

Tập cho trẻ vận động hàng ngày 30 - 60 phút. Cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động. Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày.

Cần cho trẻ được vui đùa và vận động vào những thời gian rảnh rỗi. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội, không có cơ hội vận động ngoài trời, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.

Cuối cùng, theo GS. TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những sai lầm trong cách chăm trẻ cần sớm thay đổi ngay. Ông cho biết: "Ở thành thị, việc bố mẹ có tâm lý thích con bụ bẫm, cho sử dụng điện thoại cả ngày là cần phải thay đổi. Chúng ta cần cho trẻ ăn đúng, đủ và cho hoạt động nhiều hơn".

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 11 phương pháp an toàn chăm sóc trẻ bị ho và cảm cúm tại nhà.

Nguyễn An - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm