Chăm sóc giảm nhẹ không giới hạn độ tuổi.
Chăm sóc giảm nhẹ là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh - những người đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến một căn bệnh hiểm nghèo, thông qua sự phòng ngừa và giảm bớt đau khổ bằng cách phát hiện sớm, đánh giá đầy đủ và điều trị đau cùng các vấn đề khác về thể xác, tâm lý, xã hội và tinh thần”.
Khác với điều trị bệnh, chăm sóc giảm nhẹ giúp giúp bệnh nhân và gia đình giảm bớt gánh nặng bởi tình trạng đau đớn và các tác dụng không mong muốn của liệu trình điều trị. Chăm sóc giảm nhẹ cũng có thể được phối hợp với điều trị chữa bệnh và người bệnh cần được tiếp cận với chăm sóc giảm nhẹ càng sớm càng tốt.
WHO ước tính mỗi năm thế giới có hơn 56,8 triệu người cần chăm sóc giảm nhẹ, trong đó 25,7 triệu người đang ở gần giai đoạn cuối đời. Các bệnh không lây nhiễm như ung thư, sa sút trí tuệ, bệnh mạch máu não và bệnh phổi chiếm 69% nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người trưởng thành. 75% người trưởng thành cần được chăm sóc giảm nhẹ sống trong các nước thu nhập thấp và trung bình, và tỷ lệ cao nhất ở các nước có thu nhập thấp.
Tại sao người cao tuổi nên được chăm sóc giảm nhẹ?
Bởi chăm sóc giảm nhẹ là giúp giảm bớt đau khổ cho người bệnh và gia đình về thể chất, tâm lý, xã hội... vì vậy, cho dù nguyên nhân của đau khổ là ung thư, bệnh mạn tính giai đoạn cuối hay bệnh lý cấp tính, trẻ sinh cực non hay người cao tuổi suy yếu, thì chăm sóc giảm nhẹ cần được dễ dàng tiếp cận và cần được tích hợp vào tất cả các mức độ chăm sóc.
Ở người lớn tuổi - những người có khả năng mắc các bệnh như Alzheimer, Parkinson, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường, suy thận, ung thư... cao hơn, nên người cao tuổi là ứng viên hàng đầu của chăm sóc giảm nhẹ và họ cần được tiếp cận với phương pháp chăm sóc giảm nhẹ sớm hơn. Mỗi nhóm chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp ích rất nhiều ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh và sẽ hữu ích hơn nếu được cung cấp sớm.
Chăm sóc giảm nhẹ được thực hiện như thế nào?
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Thanh - Khoa Điều Trị Giảm Nhẹ, Bệnh viện Lão Khoa TW, chăm sóc giảm nhẹ được tiến hành theo một quy trình mở.
Đầu tiên một cuộc thảo luận cởi mở, thẳng thắn về các nhu cầu và mong muốn điều trị, không chỉ dựa trên các triệu chứng cụ thể mà còn trên các khía cạnh khác như tâm lý, tâm linh, xã hội. Điều này tạo tiền đề để lập kế hoạch điều trị và đưa ra những lời khuyên hữu ích.
Nhóm chuyên gia đa ngành (bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ, chuyên gia dinh dưỡng, phục hồi chức năng, tâm lý, điều dưỡng và công tác xã hội) sẽ xây dựng một kế hoạch chăm sóc cụ thể để đáp ứng nhu cầu của mỗi người bệnh và gia đình của họ. Các chuyên gia chăm giảm nhẹ rất quen thuộc với nhiều tình huống khác nhau và những quyết định khó khăn mà người bệnh và gia đình phải đưa ra khi đối mặt với các bệnh mạn tính nghiêm trọng và lâu dài.
Tương tự như vậy, các nhân viên công tác xã hội chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp giải quyết nhiều yếu tố gây căng thẳng đi kèm với những lo lắng nghiêm trọng về sức khỏe. Kế hoạch chăm sóc giảm nhẹ phù hợp sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề về lập kế hoạch tài chính cho gia đình, giúp giải quyết các mẫu thuẫn và thậm chí là những lo lắng về mặt tâm linh.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của kế hoạch chăm sóc giảm nhẹ tất nhiên là việc quản lý các triệu chứng mạn tính. Các chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ sẽ giúp người bệnh hoặc người thân của họ tìm ra phương pháp điều trị hoặc thuốc phù hợp để làm giảm các triệu chứng. Đặc biệt là những đau đớn thường gặp trong hội chứng Parkinson giai đoạn cuối, khó thở trong bệnh COPD, đau thần kinh trong đái tháo đường và những rối loạn hành vi - tâm lý trong hội chứng sa sút trí tuệ, …
Ngoài việc kê đơn thuốc để giảm đau và các triệu chứng khó chịu khác, nhóm chăm sóc giảm nhẹ có thể hướng dẫn bệnh nhân các kỹ thuật tự chăm sóc để giảm bớt các tác nhân gây căng thẳng khác và cải thiện sự thoải mái. Các phương pháp như thiền, yoga (trong khả năng thể chất của bệnh nhân), các kỹ thuật thở, các bài tập kéo giãn và thậm chí là nghe nhạc thư giãn đều có thể được gợi ý tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân.
Lợi ích của việc chăm sóc giảm nhẹ cho người cao tuổi
Chăm sóc giảm nhẹ là những biện pháp can thiệp cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân và gia đình họ.
Như đã nói, mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ là cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và hỗ trợ gia đình họ. Một số lợi ích của chăm sóc giảm nhẹ cụ thể bao gồm:
Cải thiện triệu chứng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống.
Giảm nguy cơ trầm cảm.
Kéo dài thời gian sống.
Hỗ trợ cho các thành viên gia đình và người chăm sóc.
Cải thiện sự hài lòng của người chăm sóc.
Chăm sóc giảm nhẹ tiến hành ở đâu?
- Tại các bệnh viện. Chăm sóc giảm nhẹ sẽ kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
- Tại phòng khám ngoại trú.
- Tại các viện dưỡng lão, trung tâm an dưỡng.
- Chăm sóc ngay tại nhà. Bác sĩ, điều dưỡng sẽ hỗ trợ chăm sóc và đào tạo cho các thành viên gia đình cách chăm sóc người bệnh.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc giảm nhẹ là gì?
Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.
Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.
Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.
Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.
Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt