Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách tốt nhất đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô

Trẻ em ngồi trên xe nếu không thắt dây an toàn hoặc ngồi ghế không đúng kích thước thường bị thương nặng thậm chí tử vong nếu xảy ra tai nạn.

Theo nghiên cứu, khi xảy ra tai nạn, việc cho bé ngồi ở ghế trước có thể làm tăng 40% khả năng chấn thương so với ngồi ở phía sau. Ở một số quốc gia khác trên thế giới, người ta còn quy định độ tuổi nhất định khi cho trẻ ngồi ghế trước.

Xe hơi là phương tiện di chuyển khá phổ biến dành cho các gia đình hiện nay. Những chuyến cắm trại, du lịch ngắn ngày bằng xe hơi để thư giãn ngày càng được các gia đình trẻ chọn lựa.

Không ít câu hỏi được bạn đặt ra trước những kỳ nghỉ này. Trẻ mấy tháng thì có để đi xe hơi đường dài? Đặt bé nằm ở tư thế nào cho an toàn? Chăm sóc bé thế nào trong thời gian bé đi xe...

Để đảm bảo an toàn cho trẻ em ngồi trên ô tô, việc trang bị ghế xe hơi dành cho trẻ em là điều rất cần thiết.

Ghế ngồi xe hơi an toàn

Ghế ngồi xe hơi cho trẻ em phải đạt tiêu chuẩn về độ an toàn. Một số loại ghế ngồi khác có thể được cộng thêm một số điểm đặc biệt để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tháo lắp, chẳng hạn như có khóa ở dây an toàn hay có dây an toàn bằng da chống xoắn.

Tuy nhiên, đối với những loại ghế đạt tiêu chuẩn bình thường, sự an toàn của bé cũng được đảm bảo nếu bạn lắp ráp đúng cách.

Nên đặt bé ngồi ở đâu?

Trẻ em sơ sinh dưới 1 tuổi và nhẹ hơn 9kg thì bạn nên đặt bé ngồi hướng về phía sau để đạt độ an toàn cao nhất.

Trẻ từ 10kg tới 18kg bạn nên đặt bé ngồi hướng về phía trước.

Những trẻ lớn hơn, có cân nặng từ 18 kg tới 30 kg bạn có thể cho trẻ ngồi trên ghế nâng nhưng phải sử dụng dây đai an toàn choàng qua ngực và bụng.

Một số điểm cần lưu ý

Trước khi chọn mua một chiếc ghế an toàn cho trẻ, bạn cần cho biết loại xe và kích cỡ của băng ghế trong xe.

Chú ý lắp ráp chính xác tuyệt đối ghế an toàn cho trẻ vào băng ghế của xe. Khi đã lắp ráp đúng cách, bạn không thể dịch chuyển ghế an toàn nhiều hơn 2cm.

Nên thắt dây đai an toàn vừa đủ chặt ngang gối và dưới vai.

Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, khi ghế an toàn được đặt hướng về phía sau, bạn cần phải dựa ngửa ghế để tránh trường hợp đầu bé gập xuống phía trước vì ở độ tuổi này xương cổ của trẻ chưa vững vàng.

Trong thời gian xe chạy, tay cầm của ghế an toàn cần được gạt xuống và cài chặt.

Để tránh cho người bé bị chèn ép vì những sợi dây an toàn, bạn nên dùng gối mỏng hoặc khăn tắm để chèn quanh người bé.

Nên thắt dây đai an toàn vừa đủ chặt ngang gối và dưới vai.

Ngoài ra, người lớn cần cần phải chú ý các điều sau để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ:

Trước khi khởi hành, kiểm tra vị trí lắp đặt ghế của bé đã được cố định chắc chắn hay chưa.

Kiểm tra dây an toàn, nếu dây an toàn quá rộng, hãy rút ngắn cho vừa với trẻ nhỏ. Nếu như dây an toàn vẫn lỏng thì bạn có thể lót thêm đệm cho bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn.

Tất cả trẻ nhỏ trên xe cần phải ngồi chắc chắn trên ghế ngồi thiết kế cho trẻ. Những bé lớn hơn thì cần được thắt dây an toàn.

Không cho xe di chuyển cho đến khi mọi người đều đã thắt dây an toàn.

Khoá chốt các cửa xe trước khi xe di chuyển, tránh để trẻ em nghịch ngợm bất ngờ mở cửa xe.

Nhắc nhở trẻ em trên xe không được hò hét, điều này dễ khiến người lái xe bị phân tâm.

Chỉ người lớn mới được phép tháo dây an toàn cho bé và không được để các bé tự tháo dây đai an toàn khi xe đang di chuyển

Không để các vật lớn và nặng trên đặc biệt là ở ghế sau hoặc kệ để đồ vì chúng có thể xô về phía trước gây chấn thương cho trẻ cũng như người ngồi trên xe nếu xảy ra tai nạn. Những đồ vật lớn và nặng nên cho vào cốp xe.

Không để trẻ ngồi một mình trên ghế an toàn trong xe vì trẻ có thể vô tình làm mình bị thương hoặc quấn dây an toàn xung quanh cổ dẫn đến ngạt thở.

Tuyệt đối không cho bé ngồi trong lòng người lái xe bởi bé có thể nghịch ngợm gây mất tập trung cho người lái hoặc tác động đến vô-lăng hoặc gây cản trở khi người lái cần xử lý tình huống. Ngoài ra, việc cho bé ngồi trong lòng người lái xe là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tử vong của trẻ em khi xảy ra tai nạn.

Theo Khoa học TV/VOV
Bình luận
Tin mới
  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

Xem thêm