> Cách sơ cứu gãy xương
> Những sai lầm khi sơ cứu đuối nước
> Cấp cứu shock giảm thể tích máu
Để cấp cứu đúng nạn nhân khi bị tai nạn, bạn hãy tham khảo những kĩ năng sau đây:
1. Không di chuyển nạn nhân
Chỉ trong trường hợp nạn nhân nằm ở vị trí nguy hiểm thì mới cần di chuyển nạn nhân vào nơi an toàn nhưng phải thực hiện hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng. Còn không, tránh rời người bị thương khỏi vị trí hiện tại vì khi chưa xác định thương tích của nạn nhân, việc di chuyển có thể khiến cho vết thương nặng hơn, thậm chí gãy xương. Đặc biệt, nếu tháo mũ bảo hiểm thì cần nhẹ nhàng để tránh đầu họ bị xoắn hoặc vặn.
Lưu ý: Không bế xốc nạn nhân và đưa vào chỗ an toàn nhanh chóng. Nên nhờ thêm sự hỗ trợ từ những người khác.
Trong trường hợp thấy tai nạn, bạn cần hết sức bình tĩnh để có thể gọi cấp cứu một cách chính xác. Số điện thoại gọi cấp cứu tại Việt Nam là 115.
Khi gọi cấp cứu, cần cung cấp chính xác thông tin liên quan đến:
- Địa chỉ chính xác nơi xảy ra tai nạn, có dấu hiệu gì để chỉ đường
- Số điện thoại để liên hệ
- Tai nạn như thế nào (do tàu, xe hơi hay xe máy...), có bao nhiêu người bị nạn, tình trạng nạn nhân ra sao (nam hay nữ, có tỉnh táo không, có chấn thương ở đâu), ...
3. Sơ cứu tạm thời
Trước khi xe cấp cứu tới, bạn hãy cố gắng giữ cho nạn nhân được an toàn nhất có thể (không gặp tai nạn do các phương tiện khác), nói chuyện với nạn nhân để giữ cho nạn nhân tỉnh táo, đồng thời thực hiện một số kĩ năng sơ cứu đơn giản như:
- Kiểm tra hô hấp của nạn nhân
Trong hầu hết các trường hợp tai nạn, việc đầu tiên là cần kiểm tra xem nạn nhân còn thở không, có gì cản trở đường thở của nạn nhân không. Nếu trong miệng nạn nhân có dị vật như gạch, đất, răng... thì cần bỏ ra ngay. Đồng thời giữ không gian xung quanh thoáng cho nạn nhân dễ thở. Nếu nạn nhân bị nặng, cần tiến hành hô hấp nhân tạo để nạn nhân dễ thở hơn.
- Cầm máu cho nạn nhân
Nếu nạn nhân bị chảy máu, cần cầm máu tại chỗ bằng cách dùng khăn sạch (hoặc bông) buộc chặt vào vết thương để tránh mất máu. Nếu chấn thương có vật nhọn đâm vào thì tuyệt đối không lấy vật đó ra vì có thể làm cho máu chảy nhiều hơn.
Lưu ý:
+ Mang găng tay hoặc túi nilon sạch khi cấp cứu người bị nạn để tránh lây truyền bệnh.
+ Ép chặt mép vết thương để quấn băng gạc.
+ Nếu vết thương chảy máu, dập nát hay đứt chi, cần quấn chặt ở vị trí vết thương 3-5cm.
Dấu hiệu điển hình của việc gãy xương là đau ở vùng gãy, nhất là khi ấn vào hoặc cử động, có thể kèm theo sưng nề, chảy máu hoặc bầm tím. Lúc này, cần cố định tạm thời vùng bị gãy bằng các loại nẹp từ gỗ, tre... Đặc biệt tránh sự di chuyển để không làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh cơ. Nếu phần xương bị gãy gần các khớp thì phải cố định cả phần khớp.
- Nạn nhân bị chấn thương ở đầu
Chấn thương ở đầu rất nguy hiểm, có thể do va đạp vùng đầu. Lúc này, nếu cấp cứu cần tránh tự ý di chuyển mà nên nhờ sự giúp đỡ của người khác. Nạn nhân bị chấn thương ở đầu có thể vỡ sợ, dập não... dẫn đến xuất huyết trong, co giật... Vì vậy, cần để nạn nhân ở nơi thoáng khí, nếu không chảy máu đầu, cổ thì nên kê đầu cao một chút và giữ ấm. Cách này có tác dụng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Nạn nhân có biểu hiện nôn ói, co giật
Trong trường hợp này, cần nâng đầu, nới rộng quần áo và để nạn nhân nằm nghiêng 1 bên để tránh hít phải chất nôn. Nếu nạn nhân có dấu hiệu co giật thì nên cho ngâm vật dài như chiếc đũa ngang miệng để tránh cắn vào lưỡi.
4. Khi cứu thương đến
Hãy cung cấp đầy đủ những biểu hiện và tình trạng của nạn nhân cũng như những sơ cứu mình đã làm cho nhân viên y tế để họ đánh giá tình hình được tốt hơn.
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.