Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cấp cứu shock giảm thể tích máu

Shock giảm thể tích máu là kết quả của tình trạng giảm nghiêm trọng và đột ngột khối lượng máu, là nguyên nhân của giảm dòng máu trở về tim, giảm lưu lượng tim, giảm tưới máu mô và rối loạn chuyển hóa tế bào. Đây là một trường hợp cấp cứu, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Cấp cứu shock giảm thể tích máu

Shock giảm thể tích máu là tình trạng sốc do giảm đột ngột thể tích tuần hoàn gây ra:

  • Giảm tưới máu tổ chức (thiếu oxy tế bào)
  • Rối loạn chuyển hóa tế bào

Đây là một tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi cơ thể mất đến hơn 20% (1/5) thể tích máu hoặc dịch thể. Shock giảm thể tích máu khiến cho tim không thể bơm đủ máu đi khắp cơ thể dẫn tới suy đa phủ tạng. Đây là một cấp cứu cần can thiệp y khoa ngay lập tức.

Các nguyên nhân gây shock giảm thể tích

Hiện tượng shock giảm thể tích là hậu quả của tình trạng mất máu và dịch thể đột ngột, bao gồm các nguyên nhân:

  • Xuất huyết do các vết thương hoặc vết cắt
  • Xuất huyết từ các chấn thương do tai nạn hoặc do lên cơn động kinh
  • Xuất huyết nội tạng tại đường tiêu hóa hoặc do mang thai ngoài tử cung

Ngoài tình trạng mất máu thật sự, mất dịch thể cũng có thể gây giảm thể tích máu. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Tiêu chảy nặng và kéo dài
  • Bỏng nặng
  • Nôn mửa quá mức và kéo dài
  • Mất quá nhiều mồ hôi

Khi cơ thể bị xuất huyết nặng sẽ không có đủ máu để đi nuôi các cơ quan trong cơ thể khiến cho các cơ quan và các mô bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Nếu cơ thể không kịp thời bù đắp oxy và dinh dưỡng, các hệ cơ quan sẽ ngừng hoạt động. Khi tim không còn khả năng đưa máu đi khắp cơ thể, các triệu chứng của shock giảm thể tích bắt đầu xuất hiện. Huyết áp tụt nhanh và thân nhiệt hạ thấp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng của shock giảm thể tích

Các triệu chứng của shock giảm thể tích khác nhau tùy theo mức độ mất máu và dịch thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, tất cả các triệu chứng của shock đều nguy hiểm đến tính mạng và cần phải được can thiệp y khoa ngay lập tức.

Các triệu chứng của xuất huyết nội tạng thường khó nhận ra cho tới khi các triệu chứng shock xuất hiện. Người cao tuổi có thể không biểu hiện những triệu chứng này cho tới khi tình trạng shock tiến triển nhanh chóng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Lo lắng
  • Môi và móng tay tím tái
  • Tiểu ít hoặc bí tiểu
  • Vã mồ hôi
  • Hơi thở yếu ớt
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Tức ngực
  • Mất ý thức
  • Hạ huyết áp
  • Tim đập nhanh
  • Mạch đập yếu

Các triệu chứng của xuất huyết nội tạng bao gồm:

  • Đau bụng
  • Có máu trong phân
  • Phân có màu đen hoặc màu hắc ín
  • Có máu trong nước tiểu
  • Xuất huyết âm đạo (thường là nặng, khác với kinh nguyệt)
  • Nôn ra máu
  • Tức ngực
  • Bụng sưng phù

Cấp cứu và xử trí bước đầu

Nếu bạn hoặc những người xung quanh có bất kỳ dấu hiệu nào của shock do giảm thể tích máu, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu không được điều trị kịp thời, shock giảm thể tích máu có thể dẫn tới tử vong. Trước khi xe cấp cứu đến, hãy thực hành những quy tắc sơ cứu bước đầu sau đây đối với bệnh nhân:

  • Cho bệnh nhân nằm trên bề mặt phẳng, chân nâng cao khoảng 30 cm.
  • Không được di chuyển người bệnh nếu bạn nghi ngờ người đó bị chấn thương vùng đầu, cổ hay lưng.
  • Giữ ấm cho người bệnh.
  • Không cho người bệnh uống nước do có thể gây sặc và nghẹn.
  • Không được nâng cao đầu bệnh nhân.
  • Loại bỏ tất cả những thứ có dính bẩn từ vết thương. Không được tự ý rút các mảnh thủy tinh, con dao, mũi tên hoặc bất cứ vật nào cắm vào phần thịt của bệnh nhân.
  • Nếu vết thương sạch và không có vật gì cắm vào da thịt, sử dụng một miếng vải như là áo, khăn mặt hay chăn quấn xung quanh vị trí vết thương để giảm mất máu.

Các biến chứng của shock giảm thể tích

Mất máu và dịch thể có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Tổn thương các cơ quan như thận, não
  • Hoại tử tay, chân
  • Đau tim

Tác động của shock giảm thể tích đối với cơ thể phụ thuộc vào tốc độ và thể tích máu bị mất. Nếu bạn đang bị mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường hay các bệnh tim, phổi và thận,  tình trạng shock giảm thể tích còn có thể gây một số biến chứng nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán shock giảm thể tích

Thông thường shock xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu cảnh báo trước. Các triệu chứng thường chỉ biểu hiện khi tình trạng đã tiến triển nặng. Các biện pháp có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của shock bao gồm đo huyết áp và đo nhịp tim. Một người khi bị shock thường không có đáp ứng khi được bác sỹ đặt câu hỏi.

Tình trạng xuất huyết nặng có thể được nhận ra ngay lập tức, tuy nhiên xuất huyết nội tạng sẽ khó phát hiện cho tới khi người bệnh có những triệu chứng của shock do xuất huyết.

Các xét nghiệm được thực hiện trong bệnh viện có thể giúp xác nhận chẩn đoán shock giảm thể tích:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ mất cân bằng điện giải và chức năng thận
  • Chụp cắt lớp (CT) hoặc siêu âm các cơ quan
  • Nội soi để kiểm tra thực quản và đường tiêu hóa
  • Đặt ống thông tim để kiểm tra lưu thông máu
  • Đặt ống thông tiểu để đo lượng nước tiểu trong bàng quang

Điều trị shock giảm thể tích

Khi đã được đưa tới phòng cấp cứu, bệnh nhân shock giảm thể tích sẽ được truyền máu hoặc bù dịch qua đường tĩnh mạch. Bác sỹ có thể chỉ định thêm các thuốc để tăng khả năng bơm máu của tim như:

  • Dopamine
  • Dobutamine
  • Epinephrine
  • Norepinephrine

Việc theo dõi chặt chẽ các chỉ số tim mạch và chức năng thận sẽ giúp đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị.

Triển vọng điều trị

Các biến chứng thường gặp của shock do mất máu bao gồm:

  • Tổn thương thận
  • Tổn thương các cơ quan khác
  • Tử vong

Một số bệnh nhân có thể bị hoại tử tay, chân do suy giảm lưu lượng máu tới các chi và hậu quả là có thể phải cắt cụt tay, chân.

Nhìn chung, tiên lượng điều trị của từng trường hợp shock giảm thể tích phụ thuộc vào lượng máu và dịch thể bị mất và loại chấn thương gặp phải. Khả năng hồi phục sẽ cao hơn nếu các bệnh nhân không bị mất quá nhiều máu. Và quan trọng nhất là việc bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viếtNhững điều cần lưu ý khi sơ cứu vết thương

Bình luận
Tin mới
  • 11/04/2025

    Những gì cần biết về thức uống “proffee”

    Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?

  • 11/04/2025

    Sử dụng thuốc mỡ tra mắt đúng cách

    Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.

  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

Xem thêm