Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cứu người bị đuối nước: Phải làm thế nào?

Nếu bạn thấy một người đang ngoi ngóp trên mặt nước nhưng không có ai hỗ trợ, hãy nhanh chóng xác định người này có bị đuối nước không và ngay lập tức tiến hành cứu nạn.

Thời gian từ khi nạn nhân đuối nước đến khi chết đuối chỉ tính bằng phút, bạn phải tự tiến hành cứu nạn nếu không có người cứu nạn ở đó. Nếu bạn được trang bị các kĩ năng cần thiết, bạn hoàn toàn có thể cứu sống người đó.

 


Nhận định tình huống



1. Xác định người đó có đang bị đuối nước không
 


Thông thường nạn nhân bị đuối nước vẫn còn tỉnh táo nhưng phải vật lộn mà không thể tự tìm sự giúp đỡ. Tay nạn nhân sẽ vùng vẫy trên mặt nước. Điều quan trọng là phải phát hiện ra dấu hiệu này. Nếu không phát hiện được thì sau 20-60 giây, nạn nhân sẽ bị chết đuối.

• Người bị đuối nước sẽ liên tục vùng vẫy nhưng miệng luôn ở trên mặt nước và họ không thể tự giải cứu mình.

• Trông họ như đang gặp nguy hiểm nhưng không thể gọi người khác giúp đỡ do thiếu oxy để thở.

2. Hô hào tìm người giúp đỡ

 


Dù có kinh nghiệm hay được huấn luyện như thế nào, bạn cũng cần có sự trợ giúp của người khác. Hô thật to để mọi người biết rằng đang có người đuối nước. Gọi đường dây nóng ngay lập tức, đặc biệt khi mặt nạn nhân đang úp xuống mặt nước.

3. Tìm phương án cứu nạn

 


Bạn phải thật bình tĩnh và tìm ra phương án tốt nhất mà bạn có thể làm tùy thuộc địa điểm nạn nhân gặp nạn. Nếu người đó ở gần, bạn có thể với tay để cứu. Nếu ở xa hơn, hãy dùng phương pháp cứu nạn áp dụng trong vùng nước rộng lớn.

• Có thể mất vài giây để gây chú ý với người gặp nạn. Giữ bình tĩnh và tiếp tục đối thoại.

• Bạn có thể sử dụng một cái gậy dài (sheperd’s crock) do gậy có tầm với lớn hơn các thiết bị được dùng trong hồ bơi hoặc ao hồ khác.

• Sử dụng phao hoặc thiết bị giải cứu khác có thể dễ dàng ném đi xa nếu nạn nhân ở cách xa bờ hoặc ở vùng nước lớn.

• Lặn xuống nước hoặc bơi đến chỗ nạn nhân chỉ được coi là phương án cuối cùng.

4. Quá trình giải cứu

 


Giữ bình tĩnh và tập trung. Khi hoảng sợ, chúng ta có thể dễ mắc sai sót hơn và có thể khiến nạn nhân sợ hãi thêm. Nói cho nạn nhân biết ta đang đến để giải cứu họ.
 


Tiến hành cứu nạn đơn thuần



1. Nằm sấp trên thành của bể bơi hoặc bến cảng
 


Dang rộng chân để đảm bảo bạn đang ở vị trí thăng bằng và không được rướn người quá mức. Với tay của mình cho người bị nạn và hô to “Bám lấy tay/cánh tay/vợt của tôi đi!”. Bạn có thể hét nhiều lần trước khi người đó nhìn hoặc nghe thấy bạn. Nói to, rõ ràng và mạch lạc.

• Cách này chỉ hữu ích nếu nạn nhân trong tầm với của ta khi ở gần thành bể bơi, bến tàu hoặc sát bờ biển.

• Không cứu nạn khi bạn đang đứng. Bạn có thể sẽ bị ngã xuống nước khi đứng không vững.

• Sử dụng tay thuận vì bạn có thể sử dụng sức mạnh của mình để kéo nạn nhân đến vị trí an toàn.

• Sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ để mở rộng tầm với nếu người gặp nạn hơi quá tầm với của cánh tay. Điều này có thể giúp bạn nâng tầm với của mình thêm vài chục cm. Có thể sử dụng một mái chèo hoặc một sợi dây thừng nếu người đó có thể nắm được.

• Kéo người đó ra khỏi nước an toàn và từ từ đưa họ lên mặt đất.

2. Tìm một cái gậy dài

 


Đây là một gậy kim loại dài có móc ở đuôi được sử dụng để nạn nhân có thể nắm được hoặc sử dụng như một thiết bị để cuốn quanh nạn nhân trong trường hợp nạn nhân không thể tự nắm được. Nhiều bể bơi và khu vực bơi ngoài trời được trang bị thiết bị này.

• Thông báo với những người khác cần phải tránh xa đuôi gậy để không gây va chạm và ảnh hưởng đến công việc giải cứu.

3. Đứng cách mép nước một đoạn

 


Đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước. Giữ gậy thật chắc để người đuối nước có thể nắm lấy và gọi cho nạn nhân. Nếu họ không thể nắm, đẩy gậy xuống nước sâu hơn và quấn quanh thân người đó, ngay dưới nách của nạn nhân.

• Không để móc gậy ở sát cổ để tránh gây ra thương tích.

• Tiến hành cẩn thận vì bạn khó có thể nhìn thấy mọi thứ khi tham gia cứu nạn.

• Bạn có thể cảm nhận được sức nặng khi người đó bám được vào gậy.

4Kéo nạn nhân đến nơi an toàn

 


Đảm bảo nạn nhân nắm được gậy trước khi bắt đầu kéo họ lên. Kéo chậm rãi và cẩn thận về phía mà bạn có thể tự kéo họ hoặc đẩy họ về phía thành bể. Nằm sấp và đảm bảo bạn ở tư thế vững chắc trước khi hỗ trợ.
 


Cách cứu nạn bằng cách sử dụng vật cứu trợ có thể ném được



1. Tìm vật thích hợp
 


Thiết bị cứu trợ có dây buộc là lý tưởng nhất vì bạn có thể sử dụng để kéo nạn nhân lên. Bạn có thể sử dụng phao, áo phao hoặc đệm nổi từ nơi để đồ bảo hộ ở bể bơi và khu vực bơi ngoài trời. Các thuyền cũng được trang bị phao nên bạn có thể sử dụng trong trường hợp bạn đang ở giữa vùng nước đó.

2Ném phao cứu trợ

Ném phao đến nơi mà nạn nhân có thể với được nhưng không hướng trực tiếp đến phía họ mà cần phải đánh giá hướng gió và dòng nước trước khi ném. Thông báo cho nạn nhân biết bạn đang chuẩn bị ném và họ cần phải nắm lấy nó.

• Mục tiêu là ném xa hơn chỗ nạn nhân đang đứng và sử dụng dây để kéo phao lại gần phía họ.

• Nếu bạn ném không chính xác hoặc họ không thể nắm lấy, kéo phao lên và thử sử dụng các thiết bị khác.

• Nếu tiến hành vài lần không thành công, bạn cần phải thử các phương pháp khác hoặc bơi ra đó để đưa gần phía nạn nhân hơn.

 


3. Ném phao

Có thể dùng sợi dây thừng. Bạn cuốn vòng dây nhỏ quanh tay không thuận ở một đầu sợi dây và đặt ở cổ tay. Hạ thấp tay xuống dưới vai để ném phao mạnh hơn và không cản trở sự di chuyển của dây. Dẫm châm vào đầu còn lại của sợi dây để phao bị trôi.

• Khi ném, nhắm đến vai của nạn nhân.

• Khi nạn nhân đã nắm được, thả dây xuống và bắt đầu kéo đến khi nạn nhân đến bờ hoặc có thể tự đứng được.

 


Giải cứu



1. Bạn phải chắc chắn về trình độ bơi lội của mình

Bơi đến chỗ nạn nhân chỉ là phương án cuối cùng. Bạn cần phải được đào tạo và có kĩ năng bơi lội tốt. Đây là một cách khá nguy hiểm vì người đuối nước thường dễ hoảng loạn.

2Mang theo đồ cứu trợ

 


Không được bơi mà không có phao. Do phản ứng đầu tiên của người đuối nước là trèo lên người bạn nên bạn cần thiết bị nổi được để đảm bảo an toàn cho bạn và cứu được nạn nhân. Nếu bạn không có phao, mang theo một cái áo hoặc khăn để nạn nhân có thể bám vào.

3. Bơi về phía nạn nhân

 


Bơi sải để nhanh chóng tiếp cận người bị đuối nước. Nếu bạn ở nơi nước sâu, sử dụng kĩ thuật bơi phù hợp để tránh bị sóng đánh bật lại. Ném phao hoặc dây về phía người gặp nạn.

• Hướng dẫn họ cách nắm lấy đồ vật. Lưu ý không được bơi sát nạn nhân vì họ có thể đẩy bạn xuống dưới mặt nước.

4. Bơi về phía bờ

 


Bơi thẳng về phía bờ và kéo nạn nhân ở phía sau. Ngoái lại thường xuyên để chắc chắn nạn nhân vẫn đang nắm lấy phao hoặc dây. Tiếp tục bơi cho đến khi đến nơi an toàn và thoát khỏi mặt nước.

• Giữ khoảng cách an toàn với nạn nhân.

 


Chăm sóc nạn nhân sau khi giải cứu



1. Đánh giá theo các bước ABC – Đường thở, hô hấp và tuần hoàn

Yêu cầu một người gọi 911 và kiểm tra ABC. Xác định xem người đó vẫn đang thở bình thường và không có vật gì cản trở đường thở. Nếu họ không thở, bắt mạch cổ tay hoặc ở phía bên cổ. Cần bắt mạch trong 10 giây.

2. Tiến hành hồi sức tim phổi

Nếu không bắt được mạch, tiến hành hồi sức tim phổi. Với người lớn và trẻ em, đặt gót tay lên ngực nạn nhân hoặc đặt chồng hai tay. Ép tim 30 lần với tần số 100 lần/phút. Ấn sâu khoảng 5 cm. Để ngực trở lại bình thường sau mỗi lần ép. Kiểm tra xem nạn nhân đã bắt đầu thở chưa.

• Không ấn vào xương sườn.

• Nếu nạn nhân là trẻ em, đặt 2 ngón tay lên xương ức. Ấn sâu khoảng 4 cm.

3. Hỗ trợ hô hấp nếu nạn nhân không tự thở được

Chỉ hô hấp nhân tạo nếu bạn được đào tạo về hồi sức tim phổi. Để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng vào miệng của nạn nhân và thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giây. Theo dõi để đảm bảo ngực nạn nhân vẫn nở ra bình thường. Hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim.

• Tiếp tục thực hiện việc đến khi nạn nhân tự thở hoặc được cấp cứu.

 


Mẹo



• Bạn là ưu tiên số một. Nếu bạn thấy việc cứu nạn gây nguy hiểm đến tính mạng, không được tham gia vào và phải đánh giá lại tình huống trước khi giải cứu.

• Khi bạn đưa nạn nhân đến thành bể bơi, đan hai tay nạn nhân vào nhau và đặt tay bạn lên trên. Để cổ nạn nhân phải ngửa lên, không cho đầu cúi xuống nước.

• Chỉ bơi khi không còn cách nào tiếp cận được nạn nhân. Tuy nhiên đây là việc có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả người giải cứu và nạn nhân.

• Nếu nạn nhân hoảng loạn, cách an toàn nhất là giữ họ từ phía sau. Nếu bạn đứng trước mặt họ, họ có thể bám mạnh vào người bạn và đẩy bạn xuống nước. Cách tốt nhất là nắm tóc hoặc phần sau của vai từ phía sau. Không được bám vào tay nạn nhân.

• Không cố gắng với tay nếu bạn đang đứng vì điều này có thể khiến bạn bị kéo xuống nước.

Đỗ Hải Đăng - Theo bacsinoitru.vn/wikihow.com
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm