Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách đối phó với tác dụng phụ khi điều trị ung thư vú di căn

Những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị ung thư vú di căn. Tuy nhiên, nếu sử dụng một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn.

I. Phương pháp điều trị ung thư vú di căn?

Sau khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú di căn (hay còn gọi ung thư vú giai đoạn 4/ung thư vú giai đoạn cuối), thì mục tiêu chính của việc điều trị lúc này là làm chậm sự tiến triển của tế bào ung thư và cải thiện chất lượng sống của bạn. Bởi vì ung thư giai đoạn cuối hiện vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi.

Thường thì phương pháp điều trị đầu tiên mà các bác sĩ sẽ áp dụng cho bệnh nhân ung thư vú di căn là liệu pháp hormone. Ngoài ra, bạn cũng có thể phải sử dụng hóa trị, xạ trị hoặc các liệu pháp khác.

II. Các tác dụng phụ khi điều trị ung thư vú di căn

Mặc dù những phương pháp trên có thể giúp kéo dài thời gian sống của bạn, nhưng chúng cũng gây ra những tác dụng phụ khiến cuộc sống hàng ngày của bạn trở nên mệt mỏi, ít vui vẻ hơn.

tác dụng phụ khi điều trị ung thư vú di căn

Khi điều trị ung thư vú di căn bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Cụ thể, các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị ung thư vú di căn bao gồm:

  • Táo bón

  • Tiêu chảy

  • Mệt mỏi

  • Rụng tóc

  • Đau đầu

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

  • Đau xương khớp

  • Lở miệng

  • Ăn uống không ngon miệng

  • Buồn nôn và nôn ói

  • Tê hoặc ngứa ran

  • Khô âm đạo

  • Tâm trạng khó chịu, cáu gắt

II. Làm sao đối phó với tác dụng phụ khi điều trị ung thư vú di căn?

1. Bảo tồn năng lượng cơ thể

Hóa trị và xạ trị có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư ác tính, tuy nhiên nó cũng có thể giết chết các tế bào khỏe mạnh, vì vậy cơ thể bạn buộc phải làm việc thêm giờ để tạo ra các tế bào mới.

Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, suy kiệt cơ thể.

Để cải thiện điều này, bạn hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Hãy chợp mắt trong ngày nếu bạn cần, đừng cố gắng làm gì khi cơ thể đang suy yếu, mệt mỏi. Hãy bảo tồn năng lượng để có sức khỏe tiếp tục chiến đấu với bệnh.

2. Tăng cường chất xơ

bổ sung chất xơ khi điều trị ung thư vú

Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày giúp giảm bớt tác dụng phụ khi điều trị ung thư vú.

Điều trị ung thư vú di căn có thể khiến bạn bị táo bón, đi ngoài phân cứng. Việc nhiều ngày không đi vệ sinh được sẽ làm bạn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng.

Để giảm táo bón, hãy bổ sung nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn uống của bạn từ trái cây, rau và thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt hoặc bổ sung chất xơ.

3. Dành thời gian tập thể dục

Mệt mỏi do ung thư vú di căn và các phương pháp điều trị của nó có thể khiến việc tập thể dục dường như là không thể, nhưng nếu bạn cố gắng vận động tay chân hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn.

Các phương pháp đơn giản và dễ thực hiện, chẳng hạn như: đi bộ, tập yoga hoặc đạp xe đạp tại chỗ,...

Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp bạn ngủ ngon hơn, cải thiện cảm giác thèm ăn và giảm táo bón.

4. Chia nhỏ bữa ăn

Các phương pháp điều trị ung thư vú di căn sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn và đặc biệt là tình trạng lở miệng có thể khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và đau đớn hơn.

Tuy nhiên, lúc này cũng là thời gian bạn cần dinh dưỡng nhiều nhất để giúp cơ thể hồi phục, do đó thay vì ăn nhiều cùng 1 lúc bạn có thể chia đồ ăn thành nhiều bữa nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thức uống dinh dưỡng và đồ ăn nhẹ trong ngày như sữa chua, nước ép hoa quả, sinh tố,…

5. Uống nhiều nước hơn

uống nước khi điều trị ung thư vú

Uống nhiều nước và chất lỏng giúp bệnh nhân giảm bớt nôn ói và ăn uống ngon miệng hơn.

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây táo bón. Cho nên việc uống nhiều nước và các loại nước ép hoa quả, sinh tố,… khác trong ngày sẽ làm cho phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn bị tiêu chảy có thể làm bạn mất nước thì bạn cũng cần uống bổ sung nước nhiều hơn.

Bên cạnh đó, việc uống thêm nước cũng có thể giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói.

6. Mặc quần áo rộng rãi

Các cơn bốc hỏa thường gặp ở phụ nữ sắp mãn kinh, nhưng nó cũng có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư vú.

Dùng estrogen trong liệu pháp hormone có thể làm dịu cơn bốc hỏa, nhưng nó không được khuyến khích cho những phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, vì nó có thể tăng nguy cơ tái phát.

Để cơ thể thoải mái mà không cần dùng thuốc, hãy mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc quá nhiều khiến cơ thể nóng bức, khó chịu hơn.

7. Rửa tay

Một số phương pháp điều trị ung thư làm giảm số lượng tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong cơ thể bạn. Nếu không có những tế bào này, bạn sẽ dễ bị virus và các vi trùng khác tấn công.

Để tránh bị nhiễm trùng, hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

8. Gội đầu ít lại

Hóa trị và xạ trị có thể làm tổn thương nang tóc và gây rụng tóc hoặc khiến bạn dễ chảy máu hơn trong quá trình điều trị ung thư vú di căn.

Do đó, trong thời gian này, hãy gội đầu ít hơn. Tránh kéo tóc hoặc sử dụng máy ép tóc, máy uốn tóc. Ngược lại, hãy chải tóc bằng lược răng thưa và chải một cách nhẹ nhàng, từ tốn.

Với trường hợp bệnh nhân phải cạo tóc hoặc muốn cạo tóc, thay vì dùng dao cạo thường bạn hãy sử dụng dao cạo bằng điện để tránh gây tổn thương da đầu.

rụng tóc khi điều trị ung thư vú

Tóc của bạn có thể bị gãy rụng nhiều khi điều trị ung thư vú, do đó nên gội đầu ít và chải tóc bằng lược răng thưa.

9. Thử châm cứu

Châm cứu sử dụng các kim rất nhỏ để kích thích các huyệt khác nhau trên khắp cơ thể của bạn. Các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng liệu pháp thay thế này làm có tác dụng giảm buồn nôn và nôn ói do hóa trị liệu mang lại. Nó cũng có thể giúp điều trị các tác dụng phụ khác, chẳng hạn như bốc hỏa, mệt mỏi và khô miệng.

10. Ghi chép thay đổi cơ thể vào sổ

Hãy ghi lại tất cả các tác dụng phụ mà bạn đang gặp phải khi điều trị trong điện thoại, hoặc sổ ghi chép. Khi bác sĩ biết các triệu chứng của bạn, họ có thể giới thiệu các phương pháp phù hợp để giảm bớt triệu chứng.

Bạn cũng có thể sử dụng sổ tay của mình để viết các lời nhắc nhở bản thân, vì đôi khi trí nhớ của bạn cũng có thể suy giảm khi điều trị, nên việc ghi chép lại rất có ích.

11. Tìm hỗ trợ

Ung thư có thể làm đảo lộn toàn bộ thế giới của bạn. Việc trải qua quá trình điều trị có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức, choáng ngợp và vô cùng buồn bã.

Đừng cố gắng vượt qua điều này một mình. Hãy tìm đến sự giúp đỡ từ những người thân thiết nhất với bạn. Hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia, nhà tâm lý học để giúp bạn thoải mái tư tưởng, tâm trạng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư vú.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm