Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bị rận tưởng bệnh

Anh Nguyễn Văn Kiên (Hà Nội) đến Phòng khám Đông y chuyên về nam khoa của lương y Vũ Quốc Trung để hỏi về nỗi khó nói của mình. Khoảng một tháng gần đây, bộ phận nhạy cảm của anh bỗng dưng ngứa ran, phải gãi liên tục. Nhiều vùng da quanh bị phồng rộp, lở loét. Mới đi công tác vùng núi, ăn bờ ngủ bụi, lại có tí “vui vẻ” tươi mát nên anh Kiên lo sợ mình bị mắc bệnh tình dục.

Tuy nhiên, chỉ cần xem lướt qua, lương y Vũ Quốc Trung đã phán đơn giản: “Bệnh rận mu”. Nhưng vì để lâu nên rận đã bu kín hết cả lông ở vùng nhạy cảm của anh Kiên, đào sâu đường ngầm xuống dưới da, gây nên các vết phồng rộp, do gãi nhiều nên các vết phồng càng lở loét, trông rất “kinh dị”.

Rận mu là loài côn trùng sống ký sinh và gây bệnh cho con người.

Lương y Trung cho biết, cứ thi thoảng, ông lại gặp một bệnh nhân đến khám “nam khoa” vì triệu chứng ngứa, lở loét ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, thực chất là bệnh rận mu.

Tuổi của các bệnh nhân này cũng khoảng từ 18-40 tuổi. Ông Trung cho biết, rận mu là một loài ký sinh đơn giản nhưng lại “khoái” các vùng lông cứng, rậm rạp, da thô để có thể chui sâu xuống các lỗ chân lông, đồng thời hút máu người để sống. Đó là lý do khiến người mắc bệnh này đa số là nam giới.

Rận mu có thể lây qua việc cọ sát khi quan hệ tình dục, nhưng cũng có thể qua tiếp xúc với quần áo, ga giường của người bị bệnh. Rận mu có thể trú ngụ ở mi mắt, tóc nhưng hiếm hơn. Rận mu đẻ trứng liên tục nên sinh sôi rất nhanh. Những người sống bụi bặm, không giữ vệ sinh cũng dễ bị mắc bệnh này.

“Do rận mu rất nhỏ, có màu da nên khó nhận biết bằng mắt thường. Nhưng triệu chứng của bệnh rất dễ nhận biết. Người bệnh bị ngứa ngáy liên tục bộ phận sinh dục, khi gãi thấy lợn cợn như có cát thì nguy cơ cao là mắc bệnh rận mu. Rận mu không nguy hiểm cho sức khẻo nhưng gây bất tiện cho sinh hoạt, ngứa ngáy, khó chịu và “mất mỹ quan” khu vực nhạy cảm nếu như vết đốt bị trầy xước, lở loét” – lương y Trung cho biết.

Triệu chứng khi bị bệnh rận mu

Ngứa ở các khu vực có lông hay tóc. Do cơ thể quá mẫn với nước bọc của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.

Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu.

Cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường.

Rận mu ở khu vực mắt.

Nguyên nhân của bệnh

Rận mu thích sống ở những khu vực tối, kín và ẩm ướt như lông vùng bẹn, lông mày, lông vùng kín... đôi khi trên cả da đầu. Loại côn trùng này có khả năng đổi màu trên da, vậy nên rất khó phân biệt, những vết cắn của rận mu thường để lại vết thâm và chai cứng.

Rận mu thường lây qua con đường tiếp xúc gần gũi, thường là khi chúng ta quan hệ tình dục bừa bãi. Người lớn dễ mắc rận mu hơn trẻ em. Tất nhiên, rận mu không chỉ lây lan qua tiếp xúc vùng kín, những thành viên trong gia đình cũng có thể bị lây rận mu thông qua việc sử dụng chung quần áo, khăn tắm, giường ngủ.

Trị rận mu đơn giản bằng bài thuốc Đông Y

Theo lương y Trung, bài thuốc trị rận mu rất đơn giản và dễ tìm. Sau khi cạo sạch lông mu, có thể dùng lá xoan giã nát xoa vào vùng có rận, để chừng 15 phút sau đó rửa sạch bằng xà phòng có chất diệt trùng.

Trị tận gốc bằng lá xoan giã nát xoa vào vùng có rận.

Ngoài ra, có thể thay thế bằng hạt thàn mát, vị thuốc bách bộ (có chất diệt trùng), rễ cây duốc cá. Các loại này đều giã nhỏ hoặc ngâm nước (nếu khô), sau đó dùng nước này xát lên vùng lông bị bệnh. Người bệnh cũng có thể dùng hóa chất diệt muỗi có hoạt chất cypermephin hoặc pyrephin để bôi lên vùng da (đã cạo sạch lông). Các hóa chất này diệt rận nhưng không có hại cho da.

Người bệnh cũng cần đốt hết quần áo cũ, ga giường, chăn màn, khăn bông, khử sạch môi trường mình vẫn nằm để triệt tiêu mầm bệnh.

Theo Khoa học TV (Tổng hợp)
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm