Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa, tránh biến chứng lên não

Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm và khó khắc phục như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Lâu dài trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ...

Theo Điều dưỡng Nguyễn Thị Ánh Hồng – Khoa Tai Mũi Họng, BV Nhi Trung ương, viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa: Cấp, bán cấp, mạn tính.

Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm và khó khắc phục như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Lâu dài trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm tai giữa bao gồm môi trường sống như: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn. Trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm. Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp; dị ứng.

chuyen-gia-chi-cach-cham-soc-tre-viem-tai-giua-tranh-bien-chung-len-nao-1

Do cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh, tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở cho phép chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được. Hậu quả là vi khuẩn hoặc dịch sẽ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc. Trẻ có bất thường sọ mặt như khe hở vòm, hội chứng Down.

Nguyên nhân gây bênh là do rối loạn chức năng vòi nhĩ; nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang.

Chú ý các biểu hiện trẻ bị viêm tai giữa cấp

Điều dưỡng Nguyễn Thị Ánh Hồng lưu ý, trẻ viêm tai giữa cấp thường có biểu hiện đau tai, ù tai giảm thính lực,có thể chảy mủ tai kèm theo sổ mũi,hắt hơi, ho. Sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Trẻ ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa. Quấy khóc, khó ngủ

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có biểu hiện quấy, ăn kém, khóc, có thể có sốt. Tuy nhiên, với viêm tai giữa ứ dịch thì sẽ không có biểu hiện rõ.

"Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ bị viêm tai giữa có thể gặp phải biến chứng thủng màng nhĩ, xơ nhĩ; liệt mặt; viêm tai xương chũm, cholesteatoma; nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp. Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp-xe não…"- Điều dưỡng Hồng thông tin.

chuyen-gia-chi-cach-cham-soc-tre-viem-tai-giua-tranh-bien-chung-len-nao-2

Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe trẻ, đưa con đi khám kịp thời tránh biến chứng nặng. Ảnh minh họa.

Chăm sóc trẻ thế nào?

Chuyên gia cho hay, chăm sóc trẻ viêm tai giữa cần chú ý chế độ vệ sinh, ăn uống và chú ý dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ.

Nếu tai chảy dịch mủ thì cần làm sạch tai cho trẻ, không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên. Không nên để nước vào tai.

Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và uống thêm các loại nước hoa quả

Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.

Ngoài ra khi trẻ sốt cần chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi. Ở phòng thoáng mát, không đóng kín cửa kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt >38.5 độ C hoặc đau nhiều cách nhau 4 – 6h theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Cha mẹ cần chú ý theo dõi con, khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện như: Trẻ đau tai tăng lên; Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ; Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú; Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày; Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị thì cần đưa con đi khám.

Để phòng bệnh viêm tai giữa, Điều dưỡng Nguyễn Thị Ánh Hồng khuyến cáo cần:

- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh

- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để phòng tránh viêm mũi họng.

- Bỏ thói quen cho tay vào miệng, ngoáy mũ.

- Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan…

- Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.
 
Lê Nguyên - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm