Sốt virus là bất kỳ cơn sốt nào xảy ra do cơ thể bị nhiễm virus. Virus là những mầm bệnh cực nhỏ, dễ lây lan từ người này sang người khác. Khi bạn mắc một bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cúm, hệ miễn dịch phản ứng bằng cách hoạt động mạnh mẽ hơn. Một phần của phản ứng này thường liên quan đến việc tăng nhiệt độ cơ thể để tạo ra môi trường kém thuận lợi cho virus và các mầm bệnh khác.
Nhiệt độ cơ thể bình thường của hầu hết mọi người là khoảng 37°C. Bất kỳ nhiệt độ nào cao hơn 1°C so với mức này được coi là sốt. Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng gây ra, cơn sốt có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc lâu hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp bị sốt virus thường sẽ tự hết sau một vài ngày và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, sốt quá cao hoặc kéo dài có thể gây ra một số nguy cơ cho sức khỏe.
Đối với trẻ em
Sốt cao có thể nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ. Tùy theo độ tuổi của trẻ, những dấu hiệu dưới đây cảnh báo thời điểm cần đưa trẻ đi khám bác sĩ:
Đối với người lớn
Sốt cũng có thể nguy hiểm cho người lớn trong một số trường hợp. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bị sốt từ 38°C trở lên mà không đáp ứng với thuốc hoặc kéo dài hơn 3 ngày. Bạn cũng nên đi khám ngay nếu sốt kèm theo các triệu chứng như:
Trong một số trường hợp, sốt cao có thể dẫn đến co giật, động kinh, hoặc khó thở. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, bạn nên tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Đọc thêm tại bài viết: Phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm?
Cách chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà
Sốt virus là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng, và trong nhiều trường hợp có thể được chăm sóc hiệu quả tại nhà. Việc chăm sóc sốt virus tại nhà tập trung vào hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Với sự chăm sóc đúng cách, hầu hết các trường hợp sốt virus sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần can thiệp y tế, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.
1. Uống nhiều nước
Sốt do virus làm cơ thể bạn nóng hơn bình thường rất nhiều. Điều này khiến cơ thể đổ mồ hôi để cố gắng hạ nhiệt. Tuy nhiên, việc này dẫn đến mất nước.
Hãy cố gắng uống càng nhiều càng tốt khi bạn bị sốt do virus để bổ sung lượng nước đã mất. Không nhất thiết phải là nước lọc, bạn có thể uống oresol, nước ép trái cây, canh, súp, trà thảo mộc…
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sử dụng oresol để bù nước và điện giải. Bạn có thể mua oresol dạng bột hoặc pha sẵn ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn về pha Oresal trên nhãn của sản phẩm.
2. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Sốt do virus là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Ngay cả khi bạn không thể dành cả ngày trên giường, hãy cố gắng tránh càng nhiều hoạt động thể chất càng tốt. Cố gắng ngủ ít nhất 7 giờ trở lên mỗi đêm. Tốt nhất là nên tạm dừng thói quen tập thể dục của bạn. Việc gắng sức có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể, làm tình trạng sốt kéo dài hoặc nặng hơn..
3. Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn
Thuốc hạ sốt không kê đơn là cách dễ dàng nhất để kiểm soát cơn sốt. Ngoài việc tạm thời hạ sốt, các loại thuốc này sẽ giúp bạn cảm thấy bớt khó chịu hơn.
Các loại thuốc hạ sốt không kê đơn phổ biến bao gồm: acetaminophen, ibuprofen, aspirin… Trước khi dùng thuốc hạ sốt, hãy ghi nhớ các thông tin an toàn sau:
4. Làm mát cơ thể
Bạn có thể làm mát cơ thể bằng cách tạo ra môi trường mát xung quanh, chẳng hạn như bật điều hòa mát hơn. Nhưng hãy chắc chắn là bạn không làm quá mức. Nếu bắt đầu cảm thấy lạnh đến mức run rẩy, hãy tăng nhiệt độ lên ngay. Run rẩy có thể làm sốt tăng cao.
Những cách bạn có thể làm mát an toàn bao gồm:
Đọc thêm tại bài viết: 11 dấu hiệu sốt virus ở trẻ sơ sinh
Lời khuyên của Chuyên gia
Sốt virus là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường có thể được kiểm soát hiệu quả tại nhà. Các biện pháp như uống đủ nước, nghỉ ngơi nhiều, sử dụng thuốc hạ sốt một cách thích hợp và giữ mát cơ thể đều có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Luôn chú ý theo dõi sát sao tình trạng sốt, đặc biệt ở trẻ em để phát hiện kịp thời các dấu hiệu đáng lo ngại cần đi khám bác sỹ, bao gồm: sốt kéo dài, sốt tăng cao hoặc kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng khác.
Bằng cách kết hợp các phương pháp chăm sóc tại nhà với sự theo dõi cẩn thận, hầu hết các trường hợp sốt virus sẽ qua đi, bạn sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?