Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các phát minh y học ấn tượng cho năm 2020

Để chữa bệnh, cứu người các nhà khoa học luôn tìm kiếm và phát minh ra những phương cách giúp cho nhân loại thoát khỏi bệnh tật, sống khỏe, sống thọ. Dưới đây là một vài trong số các phát minh y học ấn tượng cho năm 2020.

Kim thông minh phát hiện nhanh ung thư

Ung thư là căn bệnh thách thức khoa học, nhiều nghiên cứu được thực hiện để cho ra đời các phương pháp chữa trị mới, song hiệu quả vẫn còn hạn chế. Một trong những phát minh hứa hẹn được sử dụng trong năm 2020 là kim thông minh phát hiện ung thư trong chốc lát.

Mô ung thư khúc xạ ánh sáng khác nhau, khi kim thông minh phát ra ánh sáng sợi quang qua mô, nó có thể tính toán sự tán xạ ánh sáng, giúp xác định được mô khỏe hay mắc bệnh. Không cần phẫu thuật đau đớn, chỉ mất vài giây kim thông minh có thể biết mô khỏe hay ung thư. Ưu điểm của kim thông minh là có chi phí thấp, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời nên có thể kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Công nghệ in nội tạng sinh học 3D

Tìm kiếm nội tạng mới để cấy ghép cho người bệnh là một công việc không mấy dễ dàng, đôi khi tốn kém và mất nhiều thời gian. Nếu may mắn tìm được tạng hiến tặng, thì sau cấy ghép, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép trong quãng đời còn lại. Để khắc phục, các nhà khoa học đã cho ra đời công nghệ in sinh học 3D. Máy in sinh học 3D có thể “in ra” các cơ quan hoặc mô mới trong vòng vài ngày hoặc thậm chí vài giờ, thông qua các khối xây dựng cơ bản của cơ thể. Chưa hết, các mô này có thể được tạo ra bằng vật liệu di truyền của chính người bệnh, nên giảm được vấn đề đào thải sau cấy ghép như thường gặp ở vật liệu sinh học truyền thống.

Giao thoa thần kinh cho phép kết nối não người với máy tính.

Giao thoa thần kinh cho phép kết nối não người với máy tính.

Kết nối não với máy tính

Mặc dù máy tính và não con người đều chạy bằng tín hiệu điện, nhưng lại không tương thích. Khoa học hiện đang nghiên cứu để thu hẹp khoảng cách giữa hai đối tượng này, cho ra đời một công nghệ có tên giao thoa thần kinh. Nếu công nghệ này được ứng dụng thành công có thể tạo ra nhiều điều kỳ diệu, như xem được ký ức, thậm chí có thể tải xuống hoàn toàn bộ não của ai đó vào máy tính, và hiểu thêm nhiều điều chưa biết về não bộ.

Tạm ngưng cơ thể để cứu sống người bệnh

Tạm ngưng hoạt động cơ thể thường được đề cập trong khoa học viễn tưởng nhưng nay không còn là điều xa vời nữa mà trở thành một giải pháp chữa bệnh khả thi. Hãy tưởng tượng khi mắc bệnh y học chưa có thuốc hay cách chữa, cơ thể được đưa vào bảo quản lạnh đông chờ đến khi có cách chữa sẽ cho hồi sinh trở lại. Phương pháp này có thể bảo quản cơ thể hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Từ năm 2020 người ta sẽ khởi đầu phương pháp này nhằm cứu sống người bệnh.

Đó là công nghệ mới do Trung tâm Y tế Đại học Maryland ở Baltimore (Mỹ) hiện đang triển khai, máu của cơ thể được thay thế bằng nước muối lạnh để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Cụ thể hơn, vào lúc các nạn nhân chấn thương có thể đã chết trong 5 phút, cần thêm 2 giờ để phẫu thuật người ta sẽ áp dụng kỹ thuật này. Quá trình trên đã được thực hiện trên một người, và sau 2 giờ bệnh nhân được làm ấm trở lại và khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân sẽ phục hồi và có thể sống sót.

Ra đời nhiều loại thịt có nguồn gốc thực vật

Năm 2019 là năm của các loại thịt có nguồn gốc thực vật, như sản phẩm của hãng Beyond Meat và Impossible Food, món bánh mì kẹp thịt có mùi vị giống hệt thịt bò thật, nhưng được làm hoàn toàn từ thực vật. Các công ty sản xuất bánh mì kẹp thịt theo cách riêng của mình, Beyond Burgers dựa vào các thành phần tự nhiên như đậu xanh còn Burgers Impossible lại sử dụng các thành phần nhân tạo như heme (sắc tố đỏ) được cấp bằng sáng chế, một loại hóa chất nhân tạo mang lại hương vị cho thịt.

Hiện cả hai hãng này đang tiếp tục cải tiến để cho ra đời sản phẩm ngon hơn, rẻ hơn như món thịt gà thuần chay Beyond Chicken. Tương lai gần, người ta sẽ cho ra đời các loại thịt hoàn toàn không có nguồn gốc động vật, rẻ hơn thịt động vật lại có lợi cho sức khỏe. Từ đây, tạo ra cuộc đua khốc liệt với các công ty thực phẩm lớn như hãng Nestle hay Tyson. Sự cạnh tranh này dẫn đến sự đổi mới thậm chí nhanh hơn, làm cho giá thịt giảm mạnh và đến lượt nó, có thể làm giảm lượng khí thải carbon do gia súc phát ra, đồng thời giải phóng các nguồn tài nguyên hiện đang được sử dụng để chăn nuôi động vật và nhiều lợi ích vô hình khác.

Sắp có tế bào thần kinh thể rắn

Y học đã cải thiện đến mức có thể thay thế các bộ phận bị hư hỏng trong cơ thể như xương, da, nội tạng... Ngay cả các chi bị thiếu cũng có thể được thay thế được bằng chân tay giả nhưng chỉ có một thứ không thể khắc phục được, đó là mô não, cho dù bị tổn thương hay chấn thương hoặc bệnh tật. Để khắc phục, nhóm nghiên cứu ở Đại học Bath (UoB) của Anh vừa phát triển một loại tế bào thần kinh thể rắn đầu tiên trên thế giới.

Thực chất, đây là một con chip nhỏ tái tạo chức năng của một tế bào thần kinh, sử dụng rất ít năng lượng, đủ nhỏ để đặt thoải mái trong hộp sọ. Quan trọng hơn, nó có thể kết hợp với các chip khác để thay thế các phần lớn mô não. Trong các thử nghiệm, tế bào thần kinh trạng thái rắn này chứng minh có tỷ lệ chính xác 94%. Tuy chưa thực sự hoàn hảo, nhưng nó cũng được xem là hướng đi mới trong việc điều trị các căn bệnh liên quan đến thần kinh não.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải mã những hiểu lầm về y học thường gặp trên phim ảnh

Khắc Hùng - Theo Sức khỏe & Đời sống/Grunge
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm