Bệnh lý
Đau khớp có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:
Cảm cúm
Nhiễm virus Epstein – Barr (một loại virus herpes)
Bệnh Lyme (một tình trạng nhiễm trùng được truyền bởi con ve)
Sốt Dengue (xuất huyết) (một tình trạng nhiễm virus do muỗi chứa virus Dengue) hoặc các tình trạng sốt nhiệt đới khác.
Sởi
Quai bị
Thủy đậu
Viêm gan (tình trạng viêm ở gan do nhiễm trùng hoặc các loại độc chất khác)
Chấn thương
Khi bị đau khớp sau một chấn thương, đơn giản là phải xác định được nguyên nhân và thời điểm cơn đau xuất hiện. Nếu như cơn đau nặng, hoặc kéo dài trên 3 ngày, bạn cần đến bác sĩ để khám. Bạn cần được chụp X-quang để xác định xem thử cơn đau đó có thể là do căng cơ, bong gân, rách cơ hay gãy xương. Các bác sĩ cũng sẽ chuyển những trường hợp nghi ngờ đến các chuyên gia về chấn thương xương và khớp, mà người ta gọi là bác sĩ chấn thương chỉnh hình hoặc phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
Sử dụng khớp quá mức
Tình trạng viêm và đau ở một khớp có thể do sử dụng khớp đó quá mức, chẳng hạn như làm một hoạt động lặp đi lặp lại (chơi tennis, vẽ tranh, chạy bộ, đánh máy, chơi trò chơi điện tử, v.v.) trong một thời gian dài. Thỉnh thoảng những hoạt động này gây ra tình trạng viêm và đau khớp, và một số trường hợp gây ra viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch bình thường giúp giảm bớt sự cọ sát khi chúng ta di chuyển, nhưng có thể viêm và gây đau khi sử dụng quá mức.
Viêm khớp
Viêm khớp cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra đau khớp. Có hơn 200 loại viêm khớp khác nhau, tất cả chúng đều liên quan đến tình trạng tổn thương sụn khớp – những mô cứng nhưng đàn hồi mà bạn cũng có thể sờ thấy ở mũi và tai của mình. Các sụn khớp thường bọc các đầu xương khi chúng gặp nhau để tạo thành khớp. Sụn khỏe mạnh sẽ giúp cho các xương trượt lên nhanh một cách dễ dàng khi chúng ta di chuyển. Nhưng khi sụn bị tổn thương hoặc bong ra, các xương sẽ cạ vào nhau từ đó gây đau, sưng nề và mất vận động khớp.
Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Nó chỉ ảnh hưởng tới chức năng của khớp, và gây đau, giới hạn vận động khớp, và theo thời gian sẽ gây biến dạng khớp.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phổ biến thứ 2 gây ra viêm khớp và đặc trưng bởi đau và viêm khớp. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, tức là bệnh lý mà cơ thể tự chống lại và phá hủy các mô của chính nó. Bên cạnh đau và mất chức năng khớp, viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến da, phổi, mắt và/hoặc mạch máu. Nó có thể làm cho bệnh nhân trở nên rất mệt mỏi, mất sinh lực, cảm giác bị bệnh và sốt.
Khi cơn đau khớp kéo dài trong một thời gian dài, phương pháp tiếp cận tốt nhất là phải làm việc với một chuyên gia y tế để có thể có những kế hoạch kiểm soát cơn đau dài hạn. Điều này bao gồm việc theo dõi chế độ ăn và luyện tập thể dục, cũng như việc sử dụng thuốc. Luôn giữ một tinh thần lạc quan và tập trung vào điểm mạnh và các khả năng của bản thân cũng có thể đưa cuộc sống trở về bình thường, và giảm tối thiểu tình trạng đau khớp.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.