Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các mức độ bỏng và cách xử trí

Bỏng là một trong những những tai nạn hay gặp nhất tại nhà, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khái niệm “bỏng” có nhiều ý nghĩa hơn là cảm giác bỏng do tai nạn này gây ra. Bỏng được đặc trưng bởi những tổn thương da rất nghiêm trọng mà có thể ảnh hưởng đến các tế bào da.

Các mức độ bỏng và cách xử trí

Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bỏng, đa số mọi người có thể hồi phục sau khi bị bỏng mà không để lại hậu quả nào nghiêm trọng. Những trường hợp bỏng nghiêm trọng cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức để dự phòng các biến chứng và tử vong.

Các mức độ bỏng

Có 3 mức độ bỏng chính, mỗi mức độ lại phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của tổn thương da. Mức độ 1 là tổn thương nhẹ nhất và mức độ 3 là mức độ tổn thương nghiêm trọng nhất. Các tổn thương bao gồm:

Bỏng độ 1: đỏ và không phồng rộp da

Bỏng độ 2: phồng rộp và da bị dày lên

Bỏng độ 3: vùng da dày lan rộng với màu trắng.

Còn có một loại bỏng độ 4. Trong bỏng độ này, sự tổn thương của bỏng độ 3 lan xuống dưới da, lan vào đến gân và xương.

Nguyên nhân gây bỏng rất đa dạng, bao gồm:

- Bỏng nước sôi, nước nóng

- Bỏng do chất hóa học

- Bỏng do điện

- Bỏng do lửa, bao gồm lửa từ diêm, nến và bật lửa

- Tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời

Các độ phỏng không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Ví dụ, bỏng nước sôi có thể gây ra bỏng ở cả 3 mức độ, phụ thuộc vào độ nóng của nước sôi và thời gian tiếp xúc với da. Bỏng hóa chất và bỏng điện  cần được chăm sóc y tế ngay lập tức bởi có thể gây ra những tổn thương bên trong, kể cả khi tổn thương da là rất nhỏ.

Bỏng độ 1

Bỏng độ 1 là loại bỏng gây ra tổn thương da nhỏ nhất. Bỏng độ 1 còn được gọi với tên khác là bỏng bề mặt bởi chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da. Dấu hiệu của bỏng độ 1:

- Đỏ

- Viêm  nhẹ (sưng)

- Đau

- Khô, bong tróc da (xảy ra khi vết bỏng đang lành)

Bởi bỏng độ 1 chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da nên dấu hiệu và triệu chứng sẽ biến mất khi các tế bào da bị tróc ra. Bỏng độ 1 thường khỏi trong vòng 3-6 ngày. Tuy vậy, bạn vẫn nên đến khám bác sỹ nếu bỏng ảnh hưởng đến một vùng da lớn (nhiều hơn 7cm) và nếu vết bỏng ở trên mặt hoặc ở những khớp chính.

Bỏng độ 1 thường sẽ được điều trị tại nhà. Việc điều trị có thể sẽ nhanh hơn nếu bạn biết sơ cứu kịp thời. Để sơ cứu, bạn có thể:

- Ngâm vết bỏng trong nước lạnh trong vòng 5 phút hoặc lâu hơn.

- Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau

- Bôi kem hoặc gel làm từ nha đam để làm dịu da

- Dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ và băng gạc để bảo vệ vùng da bị bỏng.

Đảm bảo rằng bạn không sử dụng đá lạnh bởi đá có thể làm tổn thương trở nên nặng hơn. Không bao giờ dùng bông gòn đắp lên vết thương bởi những sợi bông nhỏ có thể dính vào vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tránh các phương pháp tự điều trị như bôi bơ hoặc trứng bởi những phương pháp này chưa được chứng minh là có hiệu quả.

Bỏng độ 2

Bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn bởi tổn thương đã lan xuống lớp dưới của da. Loại tổn thương này có thể làm da bị phồng rộp và trở nên rất đỏ và sưng. Một số nốt phồng rộp có thể bị hở, làm cho vết vỏng có thể ở trong tình trạng ẩm ướt.

Do tính chất nhạy cảm của những vết thương loại này, việc phải băng vết thương là rất cần thiết để giảm nhiễm trùng và để vết thương mau lành hơn. Một số vết bỏng loại 2 có thể có thời gian lành lâu hơn 3 tuần, nhưng thông thường vết thương sẽ lành trong vòng 2-3 tuần. Những vết phồng rộp càng nặng, thời gian lành càng lâu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc cấy ghép da là cần thiết để điều trị. Cấy ghép da là việc sẽ lấy da khỏe mạnh từ một vùng khác trên cơ thể thay thế các vùng da bị bỏng

Cũng như bỏng độ 1, nên tránh dùng bông gòn và các phương pháp tự chữa không có cơ cở khoa học. Bạn có thể chữa bỏng độ 2 bằng cách:

- Ngâm phần da bị bỏng trong nước lạnh 15 phút hoặc lâu hơn

- Uống thuốc giảm đau không cần kê đơn (acetaminophen hoặc ibuprofen)

- Bôi kháng sinh dạng mỡ (kem) lên các vết phồng rộp.

Tuy nhiên, bạn nên đến bác sỹ ngay nếu vết bỏng ảnh hưởng đến một vùng da rộng của mặt, tay, mông, háng hoặc chân.

Bỏng độ 3

Bỏng độ 3 là loại bỏng nặng nhất, gây ra tổn thương nghiêm trọng nhất, lan đến cả những lớp da sâu hơn. Tổn thương có thể chạm tới cả mạch máu, các cơ quan chính và xương, có thể dẫn đén tử vong.

Có một sự hiểu lầm rằng, bỏng độ 3 sẽ gây đau đớn nhất. Nhưng với bỏng loại này, tổn thương có thể nghiêm trọng đến mức bạn không thể cảm thấy đau bởi các dây thần kinh của bạn đã bị tổn thương. Phụ thuộc vào nguyên nhân, bỏng độ 3 có thể làm da trông:

- Trắng và trông như sáp

- Cháy xém

- Có màu nâu sẫm

- Sùi lên và sần sùi

Không bao giờ áp dụng những cách tự chữa với bỏng độ 3. Gọi cấp cứu ngay lập lức. Trong khi đợi xe cấp cứu, nâng vết thương cao hơn tim. Không nên cởi quần áo nhưng phải đảm bảo rằng quần áo không dính vào vết bỏng. Thời gian lành của bỏng độ 3 không xác định.

Biến chứng

Bỏng độ 3 là loại bỏng có nhiều biến chứng nhất, như nhiễm trùng, mất máu và sốc. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bỏng độ 1 và độ 2 không gây ra các biến chứng. Tất cả các loại bỏng đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da bị hở. Nhiễm trùng máu có thể xảy ra trong những trường hợp nặng nhất và có thể dẫn đến sốc hoặc tử vong.

Uốn ván cũng là một biến chứng có thể xảy ra với mọi mức độ bỏng. Cũng như nhiễm trùng máu, uốn ván là do nhiễm vi khuẩn. Uốn ván gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về co cơ. Mọi thành viên trong gia đình nên được tiêm uốn ván  5 năm một lần để phòng tránh nhiễm trùng loại này.

Những vết bỏng nghiêm trọng cũng có thể đem lại nguy cơ hạ thân nhiệt và hạ kali huyết. Hạ thân nhiệt là khi thân nhiệt hạ xuống tới mức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hạ thân nhiệt có thể được coi như một biến chứng bất ngờ của bỏng, nhưng bản chất là do sự mất đi nhiệt độ cơ thể do vết thương gây ra. Hạ kali huyết xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều máu vì vết bỏng.

Sẹo là biến chứng của tất cả các mức độ bỏng. Những vết bỏng nghiêm trọng có thể gây ra sẹo lồi và đổi màu của vết sẹo trên da. Sẹo lồi không gây nguy hiểm nhưng có thể gây ra cảm giác khó chịu. Hình dạng vết sẹo có thể sẽ tệ hơn nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bởi vậy, đảm bảo rằng đã bôi đủ kem chống nắng trước khi ra ngoài.

Dự phòng tất cả các mức độ bỏng

Cách tốt nhất để phòng tránh bỏng là ngăn chặn không cho tai nạn xảy ra. Một số công việc sẽ làm bạn có nguy cơ bị bỏng cao hơn, nhưng sự thật là bỏng lại thường xuyên xảy ra ở nhà. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị bỏng nhất.

Dưới đây là một vài mẹo để phòng tránh bỏng:

- Giữ trẻ em tránh xa khỏi khu vực nấu nướng

- Đặt bình cứu hỏa gần khu vực nấu nước

- Kiểm tra máy dò khói hàng tháng

- Thay máy dò khói mỗi 10 năm

- Giữ nước nóng dưới 50 độ C

- Đo nhiệt độ nước tắm trước khi tắm

- Để diêm và bật lửa ở nơi an toàn

- Sử dụng ổ cắm điện có nắp

- Kiểm tra và loại bỏ các dây điện có dây thò ra ngoài

- Giữ các loại hóa chất xa tầm với và đeo găng tay khi sử dụng

- Mang theo kem chống nắng hàng ngày và tránh ra ngoài vào những thời điểm nắng cao điểm.

- Đảm bảo rằng tất cả các tàn thuốc lá đã được dập tắt hoàn toàn

Việc có một kế hoạch thoát hiểm khi hỏa hoạn xảy ra và luyện tập kế hoạch đó với gia đình mỗi tháng một lần là vô cùng quan trọng. Trong những trường hợp hỏa hoạn xảy ra, hãy bò hoặc trườn bên dưới làn khói để giảm tối thiểu nguy cơ mắc kẹt trong đám cháy. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lưu ý về sơ cứu bỏng ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm