Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bụi phổi Amiang

Bụi phổi Amiang là một trong những bệnh có tính chất nghề nghiệp mắc phải, phổ biến ở những người lao động ở các ngành nghề có thể phải tiếp xúc với bụi amiang.

Bụi phổi Amiang là gì?

Bụi phổi Amiang là bệnh phổi có nguyên nhân do các sợi amiang xâm nhập vào phổi và gây sẹo cho phổi. Những vết sẹo do amiang gây ra gây hạn chế khả năng hô hấp của phổi, cản trở khả năng xâm nhập của oxy vào trong máu.

Một tên gọi khác của bụi phổi amiang là xơ phổi, hay viêm phổi kẽ. Bệnh mất nhiều năm để có thể phát hiện, nguyên nhân đến từ việc phơi nhiễm với amiang trong thời gian dài.

Các triệu chứng của bệnh bụi phổi Amiang

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng dường như không xuất hiện cho đến khi đối tượng đủ thời gian phơi nhiễm xấp xỉ 20 năm (trong khoảng từ 10 đến 40 năm).

  1. Một số triệu chứng bao gồm:
  • Thở nông, thở ngắn
  • Cảm giác chèn ép ngực
  • Ho khan dai dẳng
  • Đau tức ngực
  • Chán ăn
  • Dị tật móng tay
  • Phì đại đầu ngón tay
  1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bụi phổi amiang

Khi bạn hít phải các sợi amiang, chúng sẽ bám vào nhu mô phổi và dần dần dẫn đến hình thành các mô sẹo trong phổi. Các sẹo này chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bụi phổi amiang. Các sẹo này khi xuất hiện trong phổi sẽ làm phổi giảm khả năng nở ra và co lại, kéo theo đó gây khó khăn cho quá trình hô hấp bình thường.

Những người thường xuyên đối mặt với các nguy cơ sẽ có khả năng phát triển bệnh cao hơn so với người bình thường, nhất là khi môi trường làm việc có liên quan đến loại bụi này. Amiang thường được tìm thấy trong các ngành công nghiệp xây dựng, chống cháy. Trên những người hút thuốc lá, nguy cơ tiến triển bệnh còn cao hơn nữa.

  1. Các bài kiểm tra đánh giá và chẩn đoán mắc bụi phổi amiang

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đánh xem bạn có bị mắc bệnh hay không, đồng thời cũng để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Các phương pháp đánh giá bao gồm như đánh giá quá trình thở, chụp X-quang phổi hay nghe tiếng thở. Trong đó, nghiệm pháp đo chức năng thông khí phổi có thể là đặc hiệu, giúp đo lượng không khí bạn hít vào và thở ra để đánh giá tình trạng tắc nghẽn hay không.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng các hình thức đánh giá lượng oxy bão hòa trong máu từ phổi, để đánh giá khả năng cung cấp oxy cho cơ thể qua hô hấp còn tốt hay đã bị suy giảm. Chụp CT-scan cũng là một đánh giá chi tiết để xem xét nếu có các tổn thương.

Và một xét nghiệm nữa có thể được chỉ định, đó là sinh thiết phổi để tìm chính các sợi amiang trong phổi.

Điều trị bụi phổi amiang như thế nào?

Bụi phổi amiang là không thể chữa khỏi, vì khi tạo các sẹo trong mô phổi, chúng không thể lành lại bình thường được. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp kiểm soát và làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Bệnh nhân mắc bệnh có thể được sử dụng các thuốc dạng xịt, dạng hít giúp giảm tắc nghẽn phổi. Đồng thời, việc bổ sung oxy qua thở oxi gọng mũi hay qua mặt nạ cũng sẽ giúp cung cấp thêm oxi cho cơ thể khi quá trình hô hấp không cung cấp đủ lượng oxi mà cơ thể cần.

Một nguyên tắc nữa của phương pháp điều trị bệnh bụi phổi amiang chính là ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ tác động khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, dừng hoàn toàn việc tiếp xúc với bụi amiang, dừng hút thuốc chính là những việc cần thực hiện đầu tiên để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh.

Biến chứng của bệnh?

Một trong những biến chứng có thể kể đến của bệnh chính là tiến triển ung thư biểu mô ác tính ở phổi. Đây là một dạng ung thử phổi ác tính rất nghiêm trọng. Nếu có kèm theo hút thuốc lá, việc tiến triển các loại ung thư khác cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Tràn dịch màng phổi – do tích tụ chất lỏng xung quanh và bên trong khoang màng phổi cũng có thể xuất hiện trong bệnh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh bao gồm thời gian bạn tiếp xúc với amiang và lượng chất này bạn hít phải. Tình trạng này tiến triển với tốc độ chậm hơn sau khi bạn ngừng tiếp xúc với amiăng. Những người mắc bệnh nhưng không tiến triển các biến chứng có thể sống thêm hàng chục năm.

Tổng kết

Bụi phổi amiang là bệnh tổn thương phổi do tiếp xúc và hít phải sợi amiang – chất xuất hiện nhiều trong ngành vật liệu xây dựng, chữa cháy hay vật liệu chịu nhiệt. Được xếp vào nhóm bệnh nghề nghiệp, các triệu chứng bệnh dường như không xuất hiện cho đến khi đối tượng đủ thời gian phơi nhiễm xấp xỉ 20 năm sau khi phơi nhiễm.

Các triệu chứng của bệnh đa dạng, nhưng được xếp chính vào 3 nhóm bao gồm khó thở, đau tức ngực và ho. Bệnh có thể kéo theo các biến chứng nặng nề khác như ung thư, tràn dịch,…

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này kéo dài trên 10 năm, bạn nên đến khám bác sĩ và chụp x-quang hàng năm để đánh giá tình hình. Hãy đảm bảo rằng bản thân cần tránh khỏi các yếu tố nguy cơ của bệnh, đồng thời có một lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe ổn định.

Tham khảo thêm thông tin tại: Bụi mịn: Kẻ giết người vô hình

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm