Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh phong không đáng sợ như mọi người nghĩ

Bệnh phong (bệnh hủi, bệnh cùi) còn gọi là bệnh Hansen - một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium leprae gây nên. Bệnh tiến triển âm thầm, dai dẳng từ vài năm đến vài chục năm. Bệnh không gây tử vong nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các di chứng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và thẩm mỹ của người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người được coi là mắc bệnh phong khi được xác định có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu: tổn thương da kèm theo mất cảm giác, tổn thương thần kinh ngoại biên đặc trưng hoặc tìm thấy trực khuẩn phong tại thương tổn da hoặc thần kinh.

Biểu hiện trên da của bệnh phong đa dạng và thay đổi tuỳ thuộc vào thể bệnh, nhưng có chung một đặc điểm là tổn thương da kèm theo rối loạn giảm hoặc mất cảm giác. Trong giai đoạn sớm, bệnh thường biểu hiện là một tổn thương da thay đổi màu sắc như giảm sắc tố, tăng sắc tố hoặc hồng (gặp ở thể phong bất định). Giai đoạn sau, tuỳ theo sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân, tổn thương da có thể là các củ, mảng củ, số lượng ít (gặp ở phong thể củ) hoặc xuất hiện các khối u phong với số lượng tổn thương nhiều, lan toả hay các mảng thâm nhiễm, vừa giới hạn, vừa lan toả (gặp ở phong thể trung gian, phong thể u). Tổn thương da trong bệnh phong luôn đi kèm với giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác nông như châm kim không biết đau, thậm chí có bệnh nhân bị bỏng mà không cảm giác thấy nóng. Những bệnh nhân có tổn thương da mà cảm thấy ngứa, rát hoặc đau đều không phải tổn thương trong bệnh phong, đây là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt tổn thương da trong bệnh phong với các bệnh lý viêm da khác. Chính vì vậy, với bất kỳ tổn thương da nào kèm theo mất hoặc giảm cảm giác hoặc nghi ngờ mắc bệnh phong, cần được đến khám tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa da liễu để loại trừ bệnh phong.

Các dây thần kinh ngoại vi nằm ngay dưới da có thể bị viêm với biểu hiện về hình thái có thể sưng, đau, tăng nhạy cảm khi chạm vào. Ngoài ra, chức năng của các dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng như rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác đơn thuần, rối loạn bài tiết như da khô bóng do giảm bài tiết mồ hôi, rối loạn dinh dưỡng gây rụng lông, teo cơ, rối loạn vận động gây giảm trương lực cơ, yếu cơ, hạn chế vận động hoặc liệt.

Các xét nghiệm nhuộm soi tìm trực khuẩn phong với bệnh phẩm sẽ được lấy tại tổn thương da hoặc thần kinh, có thể thực hiện được tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến trung ương hoặc các các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu như BV Da liễu TW, BV Da liễu của khu vực hay tuyến tỉnh, các trung tâm Da liễu, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Y tế dự phòng của các tỉnh thành phố.

 
Bệnh phong có nguy hiểm, có cần cách ly bệnh nhân?

Câu trả lời là “không”, dưới đây là những lý do khiến cho bệnh phong không đáng sợ như mọi người nghĩ:

• Bệnh phong đã có thuốc đa hoá trị liệu để điều trị khỏi và được phát hoàn toàn miễn phí, người mắc bệnh phong được điều trị tại nhà mà không cần vào các cơ sở y tế hoặc các khu điều trị. Bệnh nhân phong không cần phải cách ly mà vẫn sinh hoạt, lao động, học tập và làm việc bình thường.

• Phác đồ đa hoá trị liệu trong bệnh phong rất hiệu quả. Sau điều trị bằng rifampicin 5-7 ngày, gần như tất cả trực khuẩn phong đều bị tiêu diệt. Và với chỉ 1 liều rifampicin có thể tiêu diệt khoảng 99,99% trực khuẩn phong. Có thể thấy, nếu so sánh với những bệnh nhiễm trùng khác thì điều trị bệnh phong hoàn toàn đơn giản và không tốn chi phí.

• Bệnh phong là một bệnh rất khó lây. Báo cáo cho thấy tỷ lệ lây lan giữa các cặp vợ chồng trong đó có 1 trong 2 người bị chỉ là 3-6%, rõ ràng khả năng lây nhiễm của bệnh thấp hơn rất nhiều so với các bệnh nhiễm trùng khác như viêm gan virus, bệnh cúm... Khi bố mẹ mắc bệnh phong đã được chữa khỏi thì 100% không có khả năng lây nhiễm sang người khác, kể cả con vì cơ thể họ hoàn toàn không còn vi khuẩn để có thể lây nhiễm.

• Không phải thể phong nào cũng lây, chỉ những người mắc thể phong nhiều vi khuẩn mới có thể lây và tỷ lệ lây cũng rất thấp.

• Thực tế cho thấy rất nhiều cán bộ y tế đã trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân phong trong một thời gian dài mà chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm bệnh phong.

• Bệnh phong không nguy hiểm và đáng sợ như các bệnh truyền nhiễm khác vì nó không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng của bệnh nhân. Những bệnh nhân sau điều trị mà có những tàn tật, di chứng của bệnh phong thì thực chất không còn là bệnh nhân phong mà là những người tàn tật do phong. Trong cơ thể họ hiện không còn vi khuẩn phong nên không có khả năng lây nhiễm cho những người sống cùng và cho cộng đồng.

Chính vì những lý do trên, những người mắc bệnh phong và người nhà của họ không cần phải cách ly mà vẫn có thể sống cuộc sống hoàn toàn bình thường như tất cả mọi người trong xã hội.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh trầm cảm

 

BS. Đinh Hữu Nghị (BV Da liễu Trung ương) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm