Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh Glôcôm có thể gây mù vĩnh viễn

Sau đục thủy tinh thể và các bệnh đáy mắt, Glôcôm là nguyên nhân thứ 3 gây mù. Bệnh này được xếp vào loại mù loà không chữa được.

Bệnh Glôcôm có thể gây mù vĩnh viễn

Chiều ngày 14/3, Tại lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm với chủ đề “Phát hiện và kiểm soát Glôcôm” do Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức đã chia sẻ có tới 6,5% dân số ở Việt Nam bị mù do bệnh Glôcôm, nhưng có đến 94% người dân không hiểu rõ hoặc còn lơ mơ về bệnh này tại Nam Định và Thái Bình. Ðó là những con số đáng báo động.

Theo số liệu điều tra, năm 2015 tại Việt Nam cho thấy, Glôcôm là nguyên nhân thứ 3 gây mù sau đục thể thủy tinh và các bệnh đáy mắt với tỉ lệ là 4%. Tỉ lệ người mắc bệnh Glôcôm là 2,1% dân số trên 40 tuổi.

Theo nghiên cứu dự báo những năm tới số lượng bệnh nhân mắc bệnh Glôcôm sẽ tăng lên ước tính sẽ có khoảng 80 triệu người mắc Glôcôm vào năm 2020, chiểm tỷ lệ 2,86% ở những người hơn 40 tuổi, trong đó 11,2 triệu người mù do bệnh.

Bệnh thường rơi vào những người đang sống tại các nước phát triển, đặc biêt là người dân sống ở nông thôn thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt.

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Mắt Trung ương cảnh báo “vấn đề đáng báo động về việc người dân lạm dụng và tựu ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không có chỉ định của thầy thuốc khiến cho mắt có thể bị Glôcôm do tra steroid (thuốc nhỏ mắt để điều trị chứng ngứa, khô mắt, viêm kết mạc) kéo dài”.

Theo BS Phạm Thị Thu Hà, Khoa Glôcôm (BV Mắt Trung ương): “bệnh Glôcôm gây tổn hại các tế bào hạch võng mạc (một loại neuron thần kinh ở mắt). Các tế bào này không có khả năng tăng sinh, tái vậy. Do vậy các tổn hại thị giác trong Glôcôm không hồi phục được. Trong các bệnh gây mù loà về mắt, bệnh Glôcôm được xếp vào loại mù loà không chữa được”.

BS Phạm Thị Thu Hà, Bệnh viện Mắt Trung Ương nói về bệnh Glôcôm

Thuật ngữ “Glôcôm” (dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước) được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng qua mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thì thần kinh và tổn hại thị trường đặc hiệu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Glôcôm

Bệnh Glôcôm thường khởi phát đột ngột buổi chiều tối, hoặc khi người bệnh đang cúi xuống đọc sách và sau những sang chấn tinh thần mạnh.

Biểu hiện:

Mắt đau đột ngột, đau nhức dữ dội từng cơn, đau nửa đầu cùng bên, người bị bệnh nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng xuống còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay.

Người bệnh sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, sung nề…

Khi có những triệu chứng như trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời.

Những người có nguy cơ mắc bệnh Glôcôm:

Tuổi càng cao, khả năng bị Glôcôm càng lớn (tuổi trên 35)

Những người ruột thịt của bệnh nhân Glôcôm

Người có tiền sử dùng steroid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân).

Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp…

Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn Glôcôm.

Điều trị và các phòng tránh bệnh Glôcôm:

Bệnh glôcôm là một cấp cứu nhãn khoa, khi phát hiện mắc bệnh Glôcôm cần được điều trị ngay bằng thuốc tra mắt và uống thuốc hạ nhãn áp, các thuốc này phải được sử dụng theo chỉ định, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa.

Mục đích của điều trị Glôcôm đó là ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác, khi mắc bệnh cần phải đi khám định kỳ, được bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ.

Bệnh Glôcôm có yếu tố di truyền các bác sĩ khuyên người bệnh và những người ruột thịt của bệnh nhân cần có kiesn thức để phát hiện bệnh Glôcôm sớm và đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để có phương pháp điều trị kịp thời.

Thiên Tuyến - Theo Sức khỏe Môi trường
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm