Bệnh Eczema: Giải pháp mới giúp phòng ngừa và điều trị toàn diện
Tại Việt Nam, theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu Quốc gia, lượng người mắc eczema chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám. Vì vậy, làm thế nào để khắc phục được căn bệnh khó chịu này là điều mà nhiều bệnh nhân eczema quan tâm.
Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lý do chính là do rối loạn hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, tổn thương của hàng rào bảo vệ da cũng có thể khiến hơi ẩm thoát ra ngoài gây khô da và làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào trong gây viêm. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần vào quá trình phát triển của bệnh như tâm lý căng thẳng, tiếp xúc với chất thích thích như: vải tổng hợp, chất tẩy rửa, xà phòng…
Hầu hết những người mắc eczema thường bị ngứa ngáy, khó chịu. Ngứa- gãi- ngứa là vòng luẩn quẩn trong bệnh lý này. Nguyên nhân là do vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, gây ngứa, khiến bệnh nhân phải cào, gãi, dẫn tới tình trạng dễ nhiễm khuẩn. Do đó, các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân không nên cào gãi lên vùng da bị tổn thương.
Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh sự thiếu hụt yếu tố vi lượng như P, S, Cl, Ca, K, Zn, Fe, Ag,… liên quan chặt chẽ với sự khởi phát bệnh eczema. Trong đó, yếu tố vi lượng có một vai trò quan trọng trong việc chữa lành các vết thương ở da. Nguyên tố vi lượng cũng rất cần thiết cho quá trình sinh hóa của cơ thể và có liên quan đến miễn dịch. Đặc biệt, kẽm được xem là nguyên tố có vai trò quan trọng nhất. Việc bổ sung kẽm đầy đủ giúp đảm bảo hoạt động bình thường của hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm dị ứng da, làm dịu và giảm ngứa rất tốt.
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.
Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.