Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần chú ý về bệnh eczema

Theo thống kê, tại Mỹ có khoảng 1.6 triệu người Mỹ mắc phải bệnh eczema. Eczema là tình trạng da xuất hiện các mảng vảy đỏ, khô và ngứa. Dưới đây là những thông tin mới nhất bạn cần biết về việc dự phòng và điều trị tình trạng viêm mãn tính này.

Làm thế nào để biết đó là bệnh eczema?

Biết rõ triệu chứng của bạn. Nếu bạn bị eczema, da bạn sẽ trở nên khô, ngứa và rất dễ kích thích. Da bạn còn có thể sẽ xuất hiện các mảng vảy dày. Các mảng vảy này thường xuất hiện tại một số vị trí trên cơ thể, phụ thuộc vào từng độ tuổi. Các vị trí thường xuất hiện vảy ở trẻ sơ sinh bao gồm da đầu và mặt (đặc biệt là ở má), đầu gối và khuỷu tay. Ở trẻ nhỏ, các khu vực dễ xuất hiện vảy bao gồm cổ, cổ tay, bàn chân, mắt cá chân, khuỷu tay hoặc đầu gối, và giữa hai mông. Ở người trưởng thành, vảy hoặc mẩn đỏ thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, sau gáy, đôi khi có thể đi kèm với với các nốt phồng rộp có mủ hoặc đóng vảy màu vàng hoặc nâu nhạt.

Gãi sẽ làm tình trạng eczema nặng hơn

Bất kỳ ai bị côn trùng hoặc muỗi đốt đều biết được cảm giác ngứa và muốn gãi là như thế nào, nhưng với bệnh eczema, gãi sẽ tạo ra một vòng xoắn ngứa – xước luẩn quẩn. Những vết ngứa ban đầu xuất hiện sẽ làm người bệnh gãi với hi vọng là sẽ giảm ngứa. Tuy nhiên, hành động gãi sẽ tạo ra những vết xước rất nhỏ trên dà và sẽ gây ra tình trạng viêm, từ đó sẽ lại dẫn đến ngứa, và người bệnh lại gãi.

Eczema không chỉ là một bệnh da liễu

Bạn có thể chỉ nhìn thấy các dấu hiệu của bệnh eczema trên da, nhưng, bệnh eczema có thể gây ra vấn đề trên khắp cơ thể. Trong một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Annals of Nutrition and Metabolism, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, những người có mắc bệnh viêm da dị ứng (một tên khác của bệnh eczema) sẽ dễ mắc bệnh hen suyễn và nhạy cảm hoặc dễ dị ứng với thực phẩm cũng như các tác nhân gây dị ứng trong không khí hơn. Ví dụ, có khoảng 50% số trẻ bị eczema sẽ nhạy cảm với protein trong sữa bò. Ngoài ra, một số bộ phận của cơ thể còn không thể cử động được hết phạm vi chuyển động, do bị đóng vẩy, và tình trạng này đôi khi sẽ làm người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti. Do vậy, một điều bạn luôn phải nhớ, đó là bệnh eczema không chỉ là một bệnh về da liễu. Eczema có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và sức khỏe nói chung của bạn.

Bạn cần đọc rõ thành phần trên nhãn

Chắc chắn bạn sẽ không muốn sử dụng một loại xà phòng cũ hoặc một loại kem cũ trên làn da vốn đã bị viêm do eczema. Do vậy, bạn cần sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành do da nhạy cảm, với các thành phần đúng, steroid bôi ngoài da và một số thành phần khác được chấp nhận sử dụng trong điều trị eczema. Theo WebMD, dưới đây là một số thành phần không nên có trong các sản phẩm dưỡng da của bạn: axit glycolic, axit salicylic hoặc retinol (những thành phần này có thể làm yếu lớp hàng rào bảo vệ da, khiến da bị mất nước và gây kích ứng da), các sản phẩm có chứa methylparaben hoặc butylparaben (có thể làm nặng thêm tình trạng viêm), thay vào đó hãy lựa chọn các sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên như chiết xuất dầu từ cây neem, hoặc chiết xuất từ hạt bưởi. Bạn cũng nên tránh sử dụng bất cứ sản phẩm nào có mùi thơm hoặc nước hoa, vì có thể sẽ khiến bệnh eczema bùng phát.

Da bạn rất cần dưỡng ẩm

Eczema là tình trạng da rất khô, do vậy, bạn sẽ cần dưỡng ẩm cho làn da của mình. Bạn nên có thói quen dưỡng ẩm da vài lần một ngày để giúp da giữ nước, đặc biệt là sau khi tắm, lúc da vẫn còn hơi ẩm, bởi lúc đó da bạn sẽ có khả năng hấp thu tốt nhất. Để dự phòng tình trạng khô da, bạn không nên tắm quá lâu bởi tắm quá lâu có thể làm da bạn bị khô thêm. Để tránh tình trạng eczema bùng phát, chỉ nên tắm trong vòng 5-10 phút mỗi ngày bằng nước ấm. Tránh chà xát quá mạnh hoặc sử dụng các loại xà phòng không cần thiết.

Thay đổi nước giặt hoặc nước xả vải

Nếu bạn bị eczema, da bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm, thậm chí nhạy cảm đến nỗi nước giặt và nước xả vải cũng có thể gây ra một cơn bệnh eczema bùng phát. Bạn nên lựa chọn các dòng sản phẩm không chứa thuốc nhuộm, không có mùi thơm, không có các thành phần gây kích ứng nhưng vẫn có thể làm sạch được quần áo của bạn. Nên tránh các sản phảm nước xả làm mềm vải có chứa các tấm sấy bởi cũng có chứa rất nhiều hương liệu gây kích thích và các chất hóa học. Ngoài ra, một số loại quần áo của bạn, đặc biệt là những loại quần áo được nhuộm đen có thể cũng sẽ làm nặng thêm tình trạng eczema của bạn.

Chú ý tới môi trường xung quanh

Rất nhiều vật dụng hoặc các sản phẩm gia dụng bạn sử dụng hàng ngày có thể làm bệnh eczema nặng hơn, và bạn sẽ phải tránh tiếp xúc với chúng càng nhiều càng tốt. Xà phòng thô, dầu gội đầu và các sản phẩm tẩy rửa như nước rửa bát cũng có thể dẫn đến đợt eczema bùng phát. Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc và lông súc vật cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Căng thẳng, nhiễm trùng da, thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột, dị ứng thực phẩm và thay đổi hormone cũng có thể làm nặng thêm tình trạng eczema. Một số loại thực phẩm có liên quan đến bệnh eczema bao gồm sữa, trứng, lúa mỳ, cá và các loại hạt. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị eczema đều là do dị ứng thực phẩm.

Vai trò của yếu tố di truyền

Nếu bạn hoặc một thành viên khác trong gia đình bị eczema, thì những thành viên còn lại cũng có thể sẽ bị bệnh, vì eczema là một bệnh có có khả năng di truyền. Ở những cặp sinh đôi cùng trứng, 77% số trường hợp là cả 2 người sẽ cùng bị eczema, trong khi tỷ lệ này ở những cặp sinh đôi khác trứng chỉ là 15%, theo một bài báo trên tờ New York Times. Một yếu tố khác chứng minh rằng eczema là bệnh di truyền: một số người mắc bệnh celiac (không có khả năng tiêu hóa gluten) sẽ có nguy cơ mắc bệnh eczema cao hơn khoảng 3 lần, và họ hàng của những người này sẽ có nguy cơ mắc eczema cao hơn khoảng 2 lần.

Bạn sẽ không phải chịu đựng bệnh eczema

Hai thử nghiệm lâm sàng lớn đã thành công trong việc thử nghiệm  một loại thuốc điều trị eczema mới, có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa liên quan đến eczema trong vòng 2 tuần và có thể khiến cho tình trạng eczema biến mất hoàn toàn trong vòng vài tháng. Một số người tham gia nghiên cứu còn báo cáo lại rằng các triệu chứng eczema còn thuyên giảm gần như ngay lập tức sau khi dùng thuốc. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí  New England Journal of Medicine. Thuốc có tác dụng bằng cách khóa 2 phân tử thuộc hệ miễn dịch bị sản xuất ra quá nhiều ở người bệnh eczema hoặc người mắc các bệnh dị ứng khác.

Loại thuốc dùng thử sắp tới sẽ được FDA công nhận sử dụng vào tháng 3 năm 2017. Từ giờ đến lúc đó, bạn vẫn có thể thực hiện một số biện pháp dự phòng và kiểm soát các triệu chứng eczema. Các bác sỹ da liễu có thể sẽ kê cho bạn các loại kem bôi ngoài da và thuốc mỡ có thể làm giảm viêm, cùng với các loại kem bôi và thuốc mỡ khác giúp sửa chữa hàng rào bảo vệ da. Bạn cũng có thể sẽ được kê thêm một số loại kháng sinh để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Các thuốc chống ngứa cũng có thể sẽ có ích, ví dụ như các loại thuốc antihistamine để giảm ngứa và prednisone kê đơn để giảm viêm.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm