Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bao nhiêu tuổi là quá trẻ để dùng Tampon?

Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.

Tampon hoạt động như thế nào?

Tampon là sản phẩm có hình trụ được đưa vào âm đạo để thấm máu hoặc dịch tiết âm đạo trong kỳ kinh nguyệt. Chúng được giữ cố định bởi các cơ của âm đạo và ở bên trong cho đến khi chúng được đưa ra ngoài. Chúng có thể được sử dụng khi tham gia bất kỳ hoạt động nào, kể cả bơi lội. Theo Planned Parenthood, bạn thường không thể cảm nhận được tampon khi nó được đưa vào đúng cách.

Hầu hết các loại tampon được làm bằng hỗn hợp bông với sợi tổng hợp hoặc chỉ bông. Một số đi kèm với dụng cụ đưa vào bằng ống nhựa hoặc bìa cứng giúp đưa chúng vào dễ dàng hơn; những loại khác chỉ cần dùng tay là có thể đưa vào được.

Độ tuổi thích hợp để sử dụng tampon?

Bất kỳ người nào có kinh đều có thể sử dụng tampon, kể cả người mới bắt đầu hành kinh. Quyết định hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Không có tuổi nào là phù hợp. Tampon có thể là một lựa chọn tốt cho những người năng động hoặc thích đi bơi. Và bởi vì chúng nhỏ nên chúng dễ dàng nhét vào túi quần hoặc túi xách nếu bạn lo ngại về sự thận trọng.

Mặt khác, sử dung băng vệ sinh truyền thống có thể dễ sử dụng hơn nhưng chúng lại cản trở bạn tham gia một số hoạt động, đặc biệt là các hoạt động thể thao. Và điều này có thể hạn chế các hoạt động mà bạn có thể tham gia. Có nhiều loại dụng cụ khác nhau, vì vậy bạn nên thử các sản phẩm khác nhau và tìm ra loại phù hợp với mình.

Điều quan trọng cần biết là tampon thích hợp cho các trinh nữ hoặc những người đang hoạt động tình dục. Mặc dù tampon (và các hoạt động khác, như chơi thể thao) có thể khiến màng trinh bị giãn hoặc rách, nhưng việc nhét một chiếc tampon vào không có nghĩa là một người đã mất trinh tiết.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đến kỳ kinh nguyệt

Làm thế nào để biết khi nào con bạn đã sẵn sàng dùng tampon?

Không có một kích cỡ phù hợp với mọi lứa tuổi dùng tampon. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện với con về tất cả các lựa chọn và khuyến khích chúng quyết định điều mà chúng cho là đúng. Bất cứ lúc nào sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, việc lựa chọn sử dụng tampon, cốc nguyệt san hay băng vệ sinh truyền thống đều hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người dùng.

Khuyến khích các bậc cha mẹ bắt đầu nói chuyện về kỳ kinh và các lựa chọn về kỳ kinh với trẻ 7 và 8 tuổi để chúng không ngạc nhiên hay sợ hãi khi kỳ kinh đầu tiên xảy ra. Nếu con bạn nói với bạn rằng chúng đã sẵn sàng bắt đầu sử dụng tampon, hãy cùng nhau nói chuyện về lựa chọn của chúng và chia sẻ lời khuyên cũng như về cách bắt đầu sử dụng tampon một cách an toàn.

Bắt đầu sử dụng tampon

Lần đầu tiên sử dụng tampon có thể hơi đáng sợ. Hướng dẫn con bạn thực hiện quy trình có thể giúp chúng cảm thấy tự tin hơn khi bắt đầu.

  • H‌iểu tóm tắt về giải phẫu học của cơ quan sinh dục. Nói chuyện với con bạn về các bộ phận khác nhau của âm hộ (phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ) và nơi mà tampon phải đi vào trong. 
  • ‌Chọn tampon phù hợp.‌ Tampon nhẹ, thông thường và siêu thấm hút. Chọn loại có độ thấm hút thấp nhất trong vài giờ sẽ tạo cảm giác thoải mái nhất. Tuy nhiên, cần nhắc nhở con bạn rằng chúng có thể cần phải thay nó thường xuyên hơn vào những ngày nhiều dịch. Những người mới sử dụng thường thấy rằng tampon có đầu bôi sẽ dễ đưa vào hơn.
  • Hãy thử vào ngày kinh nguyệt ra nhiều. Tampon có thể dễ dàng đưa vào hơn vào ngày kinh nguyệt ra nhiều.
  • ‌Hãy ở một vị trí thoải mái.‌ Việc đưa vào sẽ dễ dàng hơn khi bạn ở tư thế ngồi xổm, chẳng hạn như ngồi trên bồn cầu. Đứng bằng một chân cũng có tác dụng. Con bạn có thể thử nghiệm với các vị trí để xem những gì phù hợp nhất với chúng. ‌Nhẹ nhàng đưa tampon vào. Sau đó, nhẹ nhàng đẩy phần cuối của ống bôi về phía âm đạo để thả tampon vào trong âm đạo.
  • ‌Khuyến khích con bạn thư giãn.‌ Khi lo lắng, hoặc âm đao co thắt có thể khiến việc đưa tampon vào khó hơn, cần thư giãn giúp âm đạo bớt co thắt. Nếu cần, hãy thử bôi một ít chất bôi trơn vaseline lên đầu ống bôi.
  • ‌Tháo tampon nếu thấy không thoải mái.‌ Bạn sẽ không thể cảm nhận được tampon nếu nó được đưa vào đúng cách. Nếu cảm thấy không ổn, hãy khuyến khích con bạn lấy tampon ra và thử một cái mới. Nhẹ nhàng kéo sợi dây xuống để tháo nó ra.
  • ‌Thay tampon thường xuyên. Thông thường là 4 - 8 giờ một lần, nhưng không quá 8 giờ. Cho con bạn mang tapon khi ngủ cũng được, nên đặt tampon ngay trước khi đi ngủ và thay ngay khi thức dậy.
  • ‌Hãy yên tâm.‌ Nhắc con bạn rằng có thể mất một thời gian để quen với việc sử dụng tampon. Nhưng càng thực hành nhiều, nó sẽ càng trở nên dễ dàng hơn. Hãy cho con bạn biết rằng trẻ có thể đến gặp bạn để đặt câu hỏi bất cứ lúc nào.

Đọc thêm bài viết: Ăn gì để trì hoãn kinh nguyệt khi ngày Tết đang tới gần?

Nguy cơ của việc sử dụng Tampon

Điều quan trọng là phải cho con bạn biết rằng việc sử dụng tampon có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc, nhiễm trùng do vi khuẩn rất hiếm gặp. Theo Mayo Clinic, sử dụng loại có khả năng thấm hút thấp nhất có thể và thay tampon thường xuyên (ít nhất 4 - 8 giờ một lần) có thể làm giảm nguy cơ.

Các dấu hiệu của hội chứng nhiễm độc này bao gồm sốt cao đột ngột, nôn mửa hoặc tiêu chảy, phát ban giống như cháy nắng, lú lẫn, đau cơ, nhức đầu hoặc đỏ quanh mắt, miệng hoặc cổ họng. Những triệu chứng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Livestrong) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm