Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những quan niệm sai lầm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ

1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì

Giai đoạn phát triển chiều cao nhiều nhất

BS.TS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chỉ số phát triển chiều cao hiện nay được các nhà dinh dưỡng đánh giá là một chỉ tiêu phát triển quan trọng bậc nhất ở trẻ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong các loại suy dinh dưỡng sau rất nhiều nỗ lực của ngành y tế và xã hội trong suốt hơn bốn thập kỷ qua. Bởi vì đây là một vấn đề cần được quan tâm một cách tổng thể, mới có thể dần dần giải quyết được.

Vậy giai đoạn nào là giai đoạn quan trọng cho phát triển chiều cao của con người: câu trả lời hiện nay là 1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời) và sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.

Những quan niệm sai lầm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ - Ảnh 2.

Dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời quyết định quan trọng đến chiều cao của trẻ.

"Để giúp bé yêu phát triển chiều cao tối ưu trong giai đoạn trên, hãy tránh các sai lầm hay gặp mà chúng tôi đã tổng kết trong công tác khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia", TS Phan Bích Nga cho hay.

Suy nghĩ rằng gen di truyền là tất cả

Theo các nghiên cứu trên thế giới thì chiều cao lúc trưởng thành là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố chính sau: yếu tố gen di truyền, giới tính, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe, hoạt động thể chất, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của bé. Trong đó theo các tính toán của nhiều nghiên cứu đóng góp của yếu tố gene trong việc quyết định chiều cao sau này của 1 con người chỉ chiếm khoảng 25%. Còn lại là các yếu tố kể trên.

Nói như vậy không có nghĩa là nếu trẻ mang gene thấp thì nếu đảm bảo đạt được tất cả các yếu tố còn lại thì trẻ sẽ cao đạt chuẩn hoặc trên chuẩn trung bình được mà chỉ có giá trị rằng nếu trẻ có gene thấp nhưng được tạo mọi điều kiện phát triển thì sẽ phát huy được tối đa khả năng bộ gene của trẻ đó. Do vậy không nên có quan niệm sai lầm rằng cha mẹ thấp thì nghiễm nhiên con thấp: vì có thể cha mẹ, ông bà có gene chiều cao bình thường như do điều kiện sống trước đây thiếu thốn nên chưa bộc lộ được bộ gene này, khi thế hệ con cháu được nuôi dưỡng tốt sẽ cải thiện tốt hơn chiều cao.

Tương tự như vậy nếu trẻ có gene cao mà không có các điều kiện chăm sóc kể trên thì cũng sẽ không phát huy được ưu điểm bộ gene và trẻ đó vẫn có khả năng thấp dưới trung bình nhiều. Chính vì vậy ở các nước đang phát triển như Việt nam, khi điều kiện sống đi lên, chúng ta dễ nhận thấy hiện tượng thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước.

Không tạo điều kiện cho bào thai phát triển tốt

Trong chế độ ăn, nghỉ ngơi, sinh hoạt, với những bà mẹ nghén nhiều kém ăn lên cân không đạt 12kg/9 tháng mang thai, cần được bổ sung sữa và uống bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất cần như B, C, canxi, sắt, kẽm, A (liều thấp dưới 5.000ui/ngày).

Những quan niệm sai lầm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ - Ảnh 3.

Dinh dưỡng và vận động hợp lý là điều kiện căn bản phát triển chiều cao của trẻ.

Không đảm bảo đủ sữa mẹ cho con trong 6 tháng đầu đời

Do suy nghĩ coi trọng sữa công thức do xem các nội dung quảng cáo thổi phồng hiệu quả của sữa công thức, trong khi đó sữa mẹ của những người mẹ khỏe mạnh, ăn tốt là nguồn dinh dưỡng thích hợp nhất cho trẻ phát triển tốt.

Do mẹ ăn uống kiêng khem nhiều gây thiếu chất: trong khi đó mẹ cho con bú cần uống thêm sữa tối thiểu 400ml/ngày và ăn đủ chất (thịt các loại, trứng, tôm, cua, cá, rau quả) chỉ kiêng những loại gia vị chua cay, tỏi và những thực phẩm lên men có thể gây rối loạn tiêu hóa. Và mẹ cần được gia đình hỗ trợ để được ngủ đủ, tinh thần thoải mái mới có nhiều sữa.

Chế độ ăn dặm chưa hợp lý về số lượng và chất lượng

Điều này khiến trẻ không đủ năng lượng để phát triển và đặc biệt bị thiếu hụt các vi chất quan trọng cho phát triển chiều cao là vitamin A, Canxi (và D), sắt và kẽm. Dưới đây là những sai lầm hay gặp trong chế độ ăn dặm của các gia đình đưa trẻ suy dinh dưỡng đến khám tại Trung tâm khám của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia:

Thời gian ăn dặm quá sớm: một số gia đình cho trẻ ăn dăm khi 2-3 tháng là quá sớm, khuyến nghị là tròn 6 tháng. Trường hợp đặc biệt trẻ không dung nạp sữa tốt và bị suy dinh dưỡng có thể ăn sớm hơn nhưng cũng phải khi tròn 4 tháng, nếu ăn dặm trước đó không đủ men tiêu hóa trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và suy dinh dưỡng nặng.

Thời gian ăn dặm quá muộn: sau 6 tháng, chỉ bú mẹ vì trẻ lười ăn bột cháo: gây thiếu năng lượng và vi chất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ vì giai đoạn này sữa mẹ không cung cấp đủ.

Sử dụng nước hầm xương và bột, ngoài ra không cho ăn thêm thịt, trứng, tôm cá: về điều này, gia đình có thể pha thêm nước hầm xương vào đồ ăn như bột, cháo, canh của trẻ nếu trẻ thấy ngon miệng hơn, tuy nhiên lưu ý là không có giá trị dinh dưỡng trong nước hầm xương vì không có canxi, đạm ở đây.

Xay nhuyễn, hầm thịt rồi rây, lọc chỉ còn rất ít cái, hoặc chỉ ninh nước nấu bột: như vậy các chất bổ như đạm, bột bị giữ lại trong bã bị bỏ đi, khiến hiệu quả dinh dưỡng không cao. Cần thay đổi là xay nghiền nhỏ cả thịt, cá, hoặc đánh trứng tra vào quấy bột hòa lẫn nước để trẻ có thể ăn cả nước lẫn cái mới lấy đủ dinh dưỡng.

Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.

Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ: mỗi bữa ăn của trẻ mới ăn dặm đã khuyến nghị từ 2,5-5ml dầu mỡ, trẻ gần 1 tuổi phải tăng lượng dầu mỡ 10-15ml/bữa. Thiếu thành phần này sẽ không hấp thu được vitamin D, A là những yếu tố rất cần cho phát triển chiều cao.

Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ tiêu chảy, hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: điều này khiến chế độ ăn của trẻ thiếu hẳn nguồn cung cấp can xi và các yếu tố vi lượng cần cho chiều cao. Khi trẻ ho, tiêu chảy vẫn ăn được bình thường. Chỉ trong những trường hợp dị ứng cá tôm cua ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp) thì mới cần kiêng.

Không cho trẻ uống các nước giải khát công nghiệp có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp và dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này, một số loại nước có chất kích thích cocain còn gây ức chế hấp thu canxi rất ảnh hưởng chiều cao.

Tránh bổ sung quá nhiều canxi cho bé

Nhiều gia đình quan tâm đến chiều cao của con chỉ nghĩ đơn giản là cần bổ sung nhiều canxi thậm chí ở dạng thuốc: tại TT khám VDD quốc gia chúng tôi đã gặp những cháu bé do bổ sung vitamin D liều cao (2000-3000.ui hàng ngày) dù trẻ không bị thiếu vitamin D và bổ sung can xi 500-1000mg hàng ngày dù trẻ không thiếu canxi và hậu quả là trẻ bị những vấn đề của ngộ độc vitamin D, canxi (nồng độ các chất này trong máu cao hơn bình thường), có các dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, rối loạn tiêu hóa, lắng đọng sỏi thận…

Khi phát hiện thấy bé có một số biểu hiện như táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn hoặc đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều, các mẹ nên đưa con đi kiểm tra xem lượng canxi huyết của bé có quá cao hay không để có cách điều chỉnh kịp thời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cơ thể thừa canxi, trẻ có thể bị lùn. Điều này được lý giải là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cốt hóa các đầu xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển chiều cao. Dẫn đến lợi bất cập hại!

Để trẻ bị nhiễm khuẩn (đường hô hấp, tiêu hóa) tái phát nhiều lần (1-2 tháng/1 lần)

Các nghiên cứu cho thấy đây là nguyên nhân hàng đầu của hạn chế phát triển chiều cao, do trẻ này thường biếng ăn, dùng nhiều kháng sinh ảnh hưởng đến phát triển sụn xương…

Không tạo điều kiện cho trẻ vận động và chơi thể thao

Lúc bé bế ẵm trẻ quá nhiều, khi trẻ lớn thì cho trẻ chơi máy tính nhiều quá khiến trẻ không có lối sống năng động: không thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa, giúp cơ thể phát triển tốt được.

Cần tăng cường vận động: khuyến khích trẻ tham gia việc nhà, chơi các môn thể thao trẻ ưa thích (nhất là những môn có động tác kéo dãn như bóng rổ, xà đơn, bơi.. hay nhảy ở chân như chạy, nhảy tại chỗ, xe đạp…) hàng ngày (20-60 phút) tùy thể trạng của trẻ, việc này giúp tăng tiết dịch ổ khớp dẫn đến tăng học môn tăng trưởng tốt.

Môi trường sống: MT tự nhiên tốt, đủ ánh sáng, không gian đủ rộng cho sự vui chơi vận động, sẽ tạo điều kiện kích thích sự phát triển

Chăm sóc tinh thần

Tinh thần ổn định, phấn chấn, giấc ngủ sâu sẽ giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt trong giấc ngủ đêm tuyến yên tiết ra hormon tăng trưởng GH, hormon này sẽ kích thích sự tăng trưởng của trẻ. Nhưng thực tế các trẻ ở thành phố thường ngủ rất khuya do mải chơi hoặc lo học nhiều quá dẫn đến bị ảnh hưởng chiều cao. Cần cho trẻ ngủ sớm trước 10 tối và giờ ngủ đều đặn, tránh giờ ngủ thất thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chuyên gia chỉ cách giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm