Những đứa trẻ tiếp cận với rượu bia quá sớm sẽ dễ trở thành những người trưởng thành nghiện rượu cũng như sử dụng các chất gây nghiện khác trong tương lai như ma túy, thuốc lá, thuốc lắc…
ThS. Trần Quốc Bảo - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, có những vụ việc hết sức đau lòng xảy ra liên quan đến người trẻ tuổi sử dụng rượu bia. Mới đây nhất là vụ việc một nữ sinh lớp 10 ở Quảng Trị khi đi ăn sinh nhật bạn đã bị bạn chuốc say rồi cả nhóm nam thay nhau hãm hiếp. Khi tỉnh dậy, bé gái không biết gì, chỉ nhớ được bạn mời 2 chén rượu sau đó mê man, bất tỉnh.
Thực tế bé gái này khi có rượu vào đã không còn tỉnh táo để có thể chống cự; và khi những cậu bạn học có hơi men trong người cùng không thể kiểm soát được hành vi. Đây chỉ là một trong những hậu quả đau lòng do sử dụng đồ uống có cồn gây nên - ThS. Bảo cho hay.
Kết quả điều tra năm 2003-2008 cho thấy: Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên tăng 9%. Tỷ lệ nam vị thành niên/thanh niên sử dụng rượu bia là 79,9% và nữ là 36,5%. Trong đó 66,5% nam và 22% nữ vị thành niên/thanh nên đã từng bị say rượu bia.
Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14-17 tuổi) cao: 47,5%. Vị thành niên/thanh niên ở khu vực Tây và Đông Bắc có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở 2 vòng điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 và 2008.
Điều tra sức khỏe học sinh toàn quốc năm 2013 (điều tra trong trường học đối với học sinh lớp 8 đến lớp 12): 23,7% có uống rượu bia trong 30 ngày qua ở nam là 31,7% và nữ là 16,5%; có tới 43,8% học sinh đã từng uống rượu, bia cho biết đã uống lần đầu tiên trước 14 tuổi; 21% cho biết đã từng say.
Cũng theo kết quả điều tra SAVY 2, có tới 20,8% nam thanh niên lái xe sau khi sử dụng rượu bia bị chấn thương do tai nạn giao thông phải điều trị ít nhất 1 tuần. Ngoài ra, các vấn đề xã hội do sử dụng rượu bia như nghỉ học, đánh nhau, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè (6,5% học sinh lớp 8-12 gặp phải); có hành vi tình dục không an toàn. Một số hậu quả so sử dụng rượu bia ở sinh viên như mất kiểm soát hành vi (51,8% ở nữ và 75,6% ở nam)…
Cần kiểm soát chặt tuổi được phép mua và uống rượu bia
Lý giải nguyên nhân tại sao người trẻ lại dễ tiếp cận rượu bia và gia tăng tỉ lệ thanh thiếu niên sử dụng rượu bia qua các năm, ThS. Bảo cho rằng, trước hết do quy định về kiểm soát tuổi được phép mua và uống rượu bia chưa được thực thi.
"Mặc dù Luật Trẻ em và một số Luật khác cấm bán rượu cho trẻ dưới 18 tuổi nhưng ở Việt Nam một đứa trẻ được bố mẹ sai đi mua bia, rượu là bình thường. Việc mọi người bán rượu, bia cho một đứa trẻ cũng không có gì là lạ"- chuyên gia cho hay.
Ngoài ra, do tính sẵn có của rượu bia và giá lại rẻ. Rất nhiều gia đình có thói quen tích trữ sẵn rượu, bia-đặc biệt là các loại rượu nấu, rượu ngâm. Vì thế, trẻ muốn sử dụng cũng dễ dàng có được. Hơn nữa, rượu, bia có giá khá rẻ, dễ mua, thuận tiện. Ở bất cứ cửa hàng tạp hóa nào cũng đều bán loại đồ uống mang tính “phổ thông” này.
Yếu tố nữa là do môi trường và quan niệm xã hội sai lệch về vai trò của rượu bia. Nhiều người cho rằng đàn ông phải biết uống rượu bia mới thể hiện được “bản lĩnh đàn ông”; do vai trò giáo dục, quản lý, làm gương của cha mẹ. Khi đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà người lớn, bố mẹ thường xuyên uống rượu, bia thì chúng sẽ coi đó là điều bình thường. Và hiển nhiên, đó cũng là những “hình mẫu” để chúng học tập, hướng đến trong tương lai.
Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống rượu bia, dù là thử nhấp môi. Ảnh minh họa.
Quảng cáo rượu bia nhiều, giới trẻ dễ bị thu hút với quảng cáo nhất
Các chuyên gia cho rằng, việc quảng cáo rượu bia cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng trẻ vị thành niên/thanh niên sử dụng rượu, bia trong thời gian qua. Đặc biệt rượu bia thường xuyên được quảng cáo trên truyền hình trong khung “giờ vàng” đã tác động đến hành vi tiêu thụ của giới trẻ.
Nghiên cứu sử dụng rượu bia tại Việt Nam do trường ĐH Y tế công cộng tiến hành năm 2015 cho thấy: So với các nhóm tuổi khác, thanh/thiếu niên là đối tượng nhạy cảm và dễ bị thu hút với quảng cáo nhất - đặc biệt là các hình thức quảng cáo trên ti vi/phim ảnh, online, trên mạng xã hội.
“Kiểm soát quảng cáo khuyến mại rượu bia vô cùng quan trọng trong việc hạn chế sử dụng rượu bia ở trẻ em. Phải quản lý bia vì 95% lượng tiêu thụ đồ uống có cồn tại Việt Nam là bia… Cần tạo môi trường lành mạnh, gồm cả các chế tài nhằm bảo vệ người trẻ tuổi, đặc biệt thanh/thiếu niên trước việc sử dụng rượu bia ngoài ý muốn” - ông Trần Quốc Bảo cho hay.
Việt Nam hiện chưa có quy định về hạn chế quảng cáo bia. Cùng một lượng cồn nguyên chất thì bia, rượu vang và rượu mạnh đều gây ra tác hại tương đương nhau nhưng pháp luật hiện hành chỉ cấm quảng cáo rượu vang và rượu mạnh với độ cồn từ 15% trở lên. Và cũng chưa có quy định về tài trợ hoặc trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp bia.
Rượu bia được quảng cáo/tiếp thị với kỹ thuật quảng cáo và quảng bá ngày càng tinh vi như gắn nhãn hiệu rượu bia với các hoạt động văn hóa thể thao, tài trợ, trưng bày sản phẩm, với các hình thức tiếp thị mới qua phương tiện truyền thông xã hội (như thư điện tử, tin nhắn và podcasting) và các phương tiện truyền thông khác.
Việc truyền tải thông điệp tiếp thị rượu bia xuyên biên giới quốc gia và hệ thống tư pháp trên các kênh như truyền hình vệ tinh, Internet và việc ngành công nghiệp tài trợ cho các sự kiện văn hóa, thể thao đang trở thành mối quan ngại sâu sắc tại một số quốc gia.
Nghiên cứu ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy, tăng cường hạn chế quảng cáo tiếp thị rượu bia, đặc biệt là bia, làm giảm được tổng lượng uống và lượng uống trung bình thường xuyên. Có thể giảm 3% lượng uống khi tăng thêm mức chặt chẽ trong quy định hạn chế quảng cáo tiếp thị rượu bia trên 4 kênh truyền thông (truyền hình quốc gia, đài phát thanh quốc gia, báo in vàbảng quảng cáo).
Nghiên cứu ở 17 quốc gia với thời gian theo dõi trong 13 năm cho thấy so với các quốc gia không áp dụng cấm quảng cáo rượu bia trên đài phát thanh và truyền hình, tỷ lệ tiêu thụ rượu bia ở quốc gia cấm các hình thức quảng cáo này thấp hơn 11% và tỷ lệ tai nạn giao thôngcũng thấp hơn 23%.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.