Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn nên cẩn trọng khi dùng nhíp tại 5 vị trí này

Đôi khi, một vài đám lông mọc “mất trật tự” làm chúng ta chỉ mong dùng nhíp nhổ ra luôn. Tuy nhiên, bạn nên đọc những thông tin dưới đây và cẩn trọng khi dùng nhíp.

Bạn nên cẩn trọng khi dùng nhíp tại 5 vị trí này

Khi bạn nhổ một sợi lông bằng nhíp, nó sẽ kéo cọng tóc ra khỏi da tận rễ. Da sẽ có nguy cơ bị viêm nang lông theo các mức độ khác nhau khi dùng nhíp. Bên cạnh đó, nhìn chung dùng nhíp không phải là phương pháp loại bỏ lông vĩnh viễn, lông mới sẽ mọc lại. Thêm vào đó, bạn có thể gây tổn thương hoặc sẹo cho da, gây tổn thương vĩnh viễn cho vùng này, đó là lý do vì sao bạn nên cẩn thận.

Vị trí cũng có ảnh hưởng quan trọng.  Bạn đừng nên lạm dụng nhíp ở những vị trí dưới đây:

Lông mày

Dùng nhíp để nhổ lông mày khá phổ biến đối với chị em phụ nữ, tuy nhiên lông mày rất nhạy cảm với các chấn thương, việc dùng nhíp lặp đi lặp lại có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn đối với nang lông.

Cắt tỉa hoặc waxing là những phương pháp thay thế tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp waxing có thể có hiệu ứng vĩnh viễn với lông mày. Chẳng hạn, nếu bạn đã waxing trong khoảng thời gian dài để có đôi lông mày thanh mảnh, sẽ khó để chờ cho lông mày mọc rậm như theo xu hướng hiện nay.

Nhũ hoa (núm vú)

Nếu bạn phải nhổ lông ở vùng nhũ hoa, tốt nhất hãy đảm bảo lông mọc từ 1-2 mm trở lên rồi hãy nhổ. Nếu không nhíp sẽ gây ra tổn thương với da khi bạn cố gắng nhổ sợi lông rất ngắn. Bạn cần lưu ý rằng, nếu không cẩn thận thì nhiễm trùng có thể xảy ra. Tỉa lông là lựa chọn tốt hơn cho vị trí này.

Nốt ruồi

Lông mọc từ nốt ruồi có vẻ không có nhiều tính thẩm mĩ, nhưng nhổ nó có thể gây viêm và có thể nhiễm khuẩn. Tốt nhất nên tránh dùng nhíp. Tỉa lông hoặc đốt laser là phương pháp an toàn hơn và đem lại kết quả lâu dài hơn.


Nhíp là dụng cụ tiện dụng nhưng nên tránh dùng trong một số trường hợp

Mụn

Mụn mủ thường phát triển phổ biến xung quanh chân lông, vì nó thương là một dạng của viêm nang lông (một dạng nhiễm trùng nhẹ xung quanh chân lông). Mụn dạng này thường liên quan đến lông nhiều hơn mụn trứng cá. Nếu bạn thoa thuốc chống khuẩn lên vùng này, việc nhổ lông có thể giúp loại bỏ mụn mủ đi cùng, từ đó loại bỏ vùng nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, nếu đó chỉ là mụn trứng cá, dùng nhíp có thể gây ra nhiều tổn thương hơn, tăng nguy cơ đưa vi khuẩn vào vùng này, nhiều khả năng bạn sẽ bị sẹo. Đồng thời nó sẽ rất đau. Vì vậy hãy cẩn thận!

Lông mọc ngược

Lông mọc ngược gây ra nhiều khó chịu, nhưng việc dùng nhíp để nhổ chúng không phải là ý tốt. Nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể gây ra sẹo ở vùng này. Thay vào đó, tốt nhất là đắp ấm lên hoặc gặp bác sĩ da liễu để đảm bảo khu vực này không cần rút nước.

Vì vậy, nếu khi ngờ thì hãy theo dõi lông chứ đừng vội nhỏ. Ai cũng từng có lông mọc dị thường, đó không phải là việc quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự thấy phiền, hãy đi gặp bác sĩ da liễu.

Xem thêm thông tin trong bài viết 6 thói quen xấu gây bít tắc lỗ chân lông

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm