Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bà bầu đối phó với 'cú đi hoang' của a xít dạ dày

Trào ngược a xít dạ dày làm khổ không ít người, đặc biệt là các bà bầu. Mang thai làm tăng nguy cơ trào ngược trong khi làm giảm vũ khí đối phó với nó.

Ba chữ “trào ngược a xít” đã phần nào nói lên tình trạng rắc rối: a xít “đi hoang”, không ở yên trong chỗ được tạo hóa định sẵn cho nó. Ở yên chỗ nào? Ở cái chốn duy nhất trong cơ thể có khả năng mạnh mẽ nhất để chịu đựng, thậm chí “thích thú” cái ác liệt dữ dội của nó: dạ dày. Với lớp chất nhầy đặc biệt bảo vệ niêm mạc dạ dày, tế bào biểu mô lót niêm mạc và HCO3, trong điều kiện bình thường, loại a xít HCl cực mạnh này không thể chọc thủng để “xơi tái” luôn cái dạ dày, điều nó dư sức làm nếu không có những lớp bảo vệ cực kỳ hiệu quả này.
Bình thường, sau khi chúng ta nhai nuốt, thức ăn trôi tuột xuống thực quản - đường ống nối từ miệng tới bao tử. “Biên giới” giữa thực quản và bao tử do cơ thắt thực quản dưới đứng chốt. Đó là anh lính biên phòng cực kỳ thông minh và mẫn cán, liên tục mở cửa đón khách vào thực quản, khách vừa lọt qua thì lập tức sập cửa lại theo kiểu… nhốt tù, không cho “phần tử phá rối” nào từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khổ nỗi đã là “phần tử phá rối” thì thường không chịu ở yên, toàn canh me leo ngược dòng mỗi khi anh lính buồn ngủ khép cửa không chặt, gây nóng rát và đau đớn khó chịu ở vùng ngực. Và nếu kéo dài, có thể gây viêm loét, thậm chí ung thư thực quản.
Kẻ phá bĩnh bà bầu
Ở không ít phụ nữ mang thai, chứng trào ngược a xít dạ dày bỗng dưng từ đâu xông tới dẫu chẳng ai mời, tới cùng lúc với nhiều biểu hiện vốn đã không dễ chịu tí nào của thai kỳ. Đó là vì khi mang thai, các thay đổi hormone làm cho các cơ thực quản, bao gồm cơ thắt thực quản dưới thường xuyên nới lỏng. Điều này có thể dẫn tới hậu quả a xít dễ dàng trào ngược lên thực quản mà “phá bĩnh” hơn. Thông thường, trong dịch nhầy thực quản có tính kiềm, sẽ trung hòa bớt sự gây hấn của a xít nếu nó ở hàm lượng rất ít. Nhưng như đã nói trên, khi cửa ngõ không chặt, nhiều a xít có thể trào ngược lên thực quản hơn, nhất là khi dạ dày quá đầy hoặc khi chúng ta nằm xuống, khiến cho thực quản từ vị thế đứng trên cơ dạ dày nay rớt xuống ngang hàng.
Ngoài ra, khi thai nhi phát triển lớn, dạ dày bị chèn ép, càng khiến cho nó dễ “xả van” mà trào ngược a xít lên thực quản. Chưa hết: cơ chế đẩy thức ăn từ thực quản vào dạ dày cũng như tiêu hóa thức ăn trong dạ dày chậm lại, giúp cơ thể có thêm thời gian hấp thu chất dinh dưỡng cho thai nhi. Cơ chế này cũng đồng nghĩa làm gia tăng cơ hội trào ngược.
Sống chung với lũ
Mỗi thai phụ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng, thói quen… mà có người bị trào ngược, có người không. Tuy nhiên, có một điểm chung: việc sử dụng thuốc trong thai kỳ thường gặp nhiều hạn chế, vì vậy thay đổi lối sống luôn là giải pháp ưu tiên hàng đầu.
Hãy ăn ít lại trong mỗi bữa nhưng ăn nhiều lần. Ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn sát giờ ngủ. Những loại thức ăn sau có thể kích thích trào ngược nên tránh: sô cô la, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chua cay, nước uống có ga và các loại thực phẩm chứa caffeine. Nếu bạn bị trào ngược, hãy nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn để tăng tiết nước bọt, bởi trong nước bọt có kiềm, giúp trung hòa bớt a xít trào ngược lên thực quản.
Theo lời khuyên của các chuyên gia được đăng tải trên Healthline, dùng gối kê cao thân trên có thể cải thiện tình hình. Cuối cùng, tư thế nằm ngủ nghiêng bên trái có thể giúp ngăn ngừa bớt tình trạng trào ngược.
Theo Thanh Niên
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm