Theo nghiên cứu, thành phần của quả lê có chứa rất nhiều vitamin (A, C, K, B9, PP), khoáng chất (lưu huỳnh, pectin, phốt pho, kali, sắt, kẽm, đồng), chất xơ và cả calci cần thiết cho phụ nữ trong quá trình mang bầu.
Cụ thể, bà bầu ăn lê thường xuyên sẽ có được một số lợi ích sức khỏe như:
Tăng cường hệ miễn dịch
Tiêu thụ lê thường xuyên được cho là có thể giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh thông thường, ho và cúm mùa. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị nhiễm trùng phổi (viêm phế quản, viêm phổi) và viêm gan.
Phụ nữ mang thai cần tăng sức đề kháng giúp phòng tránh bệnh tật
Bên cạnh đó, lê là một nguồn vitamin C dồi dào rất tốt cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Cụ thể, 1 quả lê có chứa 10mg vitamin C, chiếm tới 11% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) vitamin C mỗi ngày cho phụ nữ. Vitamin C là chất dinh dưỡng hoạt động như chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng trong cơ thể.
Đặc biệt, tiêu thụ lê cùng với các thực phẩm giàu chất sắt giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa thiếu máu.
Ngăn ngừa táo bón
Theo số liệu thống kê, có khoảng một nửa số phụ nữ mang thai phải chịu đựng tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ. Thông thường, cơ thể bà bầu sẽ tiết ra các hormone giới tính nuôi thai, nhưng những hormone này lại khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt, tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu phải bổ sung thêm sắt và calci.
Theo đó, 1 quả lê chứa 7gr chất xơ, bao gồm 2gr pectin, một loại chất xơ hòa tan hoạt động như như một loại thuốc nhuận tràng có thể làm mềm phân và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Một miếng lê cung cấp khoảng 12mcg acid folic. Mặc dù không phải hàm lượng lớn nhưng nó có thể góp phần vào lượng acid folic hàng ngày mà bà bầu cần.
Acid folic rất quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Đây là lý do tại sao các bác sỹ thường kê đơn bổ sung acid folic cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Cung cấp năng lượng
Trung bình 1 quả lê có chứa khoảng 100 calo, 1 cốc nước ép có chứa 46 calo. Lượng calo này giúp bà bầu có đủ năng lượng đồng thời hạn chế tăng cân vì có ít chất béo.
Ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ
Bạn thường thấy lê có vị ngọt hơn táo nhưng nó lại chứa ít đường hơn. Lê chứa 2 loại carbohydrate đơn giản là glucose và fructose. Những loại đường tự nhiên này là sự thay thế lý tưởng cho đường trắng, đồng thời thỏa mãn cơn thèm ngọt của bạn khi mang bầu mà vẫn tốt cho sức khỏe.
Giảm phù nề
Ăn 1-2 quả lê mỗi ngày giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu coban hàng ngày, giúp hấp thu sắt tốt hơn. Đồng thời nó kích thích thận bài tiết nước dư thừa, giảm thiểu sự phù nề thường gặp trong thai kỳ.
Tăng cường sức khỏe xương, tim mạch
Một quả lê cỡ vừa cung cấp khoảng 16mg calci. Khoáng chất này rất quan trọng trong quá trình hình thành xương, răng của thai nhi.
Bên cạnh đó, khoảng 100gr lê chứa 118mg kali, khoáng chất không những giúp tái tạo tế bào mà còn rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch của cả mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn lê có an toàn?
Hầu hết các trường hợp, lê được cho là an toàn và lành mạnh cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn nên cắt giảm mức tiêu thụ nếu được chẩn đoán mắc một số tình trạng sức khỏe:
- Đái tháo đường
- Đầy bụng
Liều lượng an toàn đối với phụ nữ mang thai là 1-3 quả nhỏ (vừa) mỗi ngày. Đặc biệt, bà bầu không ăn lê khi bụng đói. Tốt nhất là tiêu thụ từ 1-2 giờ sau bữa ăn. Ăn lê cùng các loại trái cây lành mạnh khác để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cảnh báo, bạn nên rửa sạch lê trước khi ăn bởi nó có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại, có thể dẫn đến các bệnh do thực phẩm như listeriosis và toxoplasmosis.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Những món tráng miệng hấp dẫn, tốt cho sức khỏe sau khi ăn cỗ