Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Anti vaccine và những căn bệnh kinh hoàng trong lịch sử

PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, phong trào anti vaccine rất nguy hiểm, nó có thể khiến các dịch bệnh mà chúng ta đã nỗ lực thanh toán có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.

Nỗi lo dịch quay lại

PGS.TS Trần Đắc Phu là một người đứng đầu về y tế dự phòng nên khi có phong trào anti vaccine ông rất lo lắng, vì đây thực sự là một phong trào nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới cả miễn dịch cộng đồng.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, nhờ có vaccine mới chấm dứt được dịch đậu mùa căn bệnh khiến hàng triệu người mắc mỗi năm và đã tạo ra cả thế hệ nhiều người mặt rỗ như tổ ong. Đặc biệt hiện nay không có xã phường nào có bệnh nhân lê lết vì bại liệt. Việt Nam đã thanh toán được bại liệt từ năm 2000, cũng loại trừ được uốn ván sơ sinh. Các bệnh bạch hầu, ho gà uốn ván đều không thành dịch. Nếu những căn bệnh đó xảy ra thành dịch thì thực sự nguy hiểm.

Một ví dụ năm 2014 – 2015 dịch sởi bùng phát vì bỏ tiêm vaccine khiến hơn 100 trẻ tử vong, gây hoang mang trong cộng đồng nhưng khi có chiến dịch tiêm sởi – rubella cho 20 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi thì nước ta đã không còn có nhưng ca mắc sởi.

PGS Trần Đắc Phu cho biết, trong chuyến kiểm tra tại Bệnh viện Nhi đồng II TP.HCM từ đầu năm không ghi nhận ca nào mắc sởi- đây là một thành tựu không thể phủ nhận được của vaccine.

Hiện nay nước ta có 30 vaccine đang lưu hành, trong đó có 10 vaccine đưa vào tiêm chủng mở rộng đáp ứng được cho trẻ em phòng các bệnh nguy hiểm, cần thiết, có số mắc tập trung cao.

Nếu ta không tiêm vaccine thì nguy cơ mắc các bệnh trên sẽ vô cùng đáng sợ nhưng tiêm vaccine thì chúng ta sẽ đạt được sàn miễn dịch cao, ngay cả người không có miễn dịch cũng ít nguy cơ mắc hơn vì miễn dịch cộng đồng lớn.

PGS Phu cho rằng, bất cứ trẻ em nào cũng cần tiêm chủng, trong luật phòng chống bệnh thì tiêm chủng chống dịch và tiêm chủng cho trẻ em là bắt buộc. Tiêm chủng phải đúng thời điểm vì căn cứ vào miễn dịch từng bệnh người ta đưa ra ngưỡng tiêm chủng. Ví dụ ho gà phải tiêm 2 – 3 tháng tuổi vì trong thời gian đó miễn dịch từ người mẹ vẫn còn nhưng qua thời gian đó nếu không được tiêm miễn dịch thì trẻ có nguy cơ mắc ho gà.

Trong thời gian qua có 1 số nước cho rằng vì nhân quyền, tôn giáo, gây bệnh tự kỷ nên họ không tiêm vaccine, người ta cho rằng con người cần có miễn dịch tự nhiên và trên thực tế đã khiến dịch bùng phát như sởi, ho gà.

Những bệnh Việt Nam thanh toán được nhờ vaccine

PGS Phu cho biết, trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có bệnh bại liệt. Bệnh này Việt Nam đã thanh toán được từ năm 2000 nhờ có tiêm chủng.

Bệnh bại liệt đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20, bệnh dịch đã xảy ra ở hầu hết các châu lục: Tại Châu Âu từ Na Uy, Thụy Điển vào năm 1905 và số bệnh nhân tăng mạnh vào các thập niên 1950-1955.

Ở Mỹ riêng năm 1952 có 21.269 trường hợp bại liệt được ghi nhận. Từ 1955-1960 khi có vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực thì tỷ lệ mắc và chết đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, ở các nước đang và kém phát triển bại liệt vẫn còn là thách thức lớn tới sức khoẻ loài người đặc biệt ở trẻ em. Tại Trung Cận Đông năm 1988 có 2.342 trường hợp; 1988 vẫn còn 225 ca bại liệt. Tại Châu Phi năm 1988 có 4.564 ca mắc, đến 2002 vẫn còn 214 ca mắc. Tại Châu Á: Ấn Độ năm 2003 ghi nhận có 1.600 ca bại liệt.

Ở Việt Nam, những năm trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ bại liệt năm 1959 là 126,4/100.000 dân, từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo thành công vaccine bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) thì tỷ lệ mắc và tử vong đã giảm đáng kể và không có các vụ dịch xảy ra. Sau thống nhất đất nước 1975, kiên trì và mở rộng Chương trình tiêm chủng mở rộng trong đó gần 100% trẻ em được uống vaccine bại liệt.

Người là ổ chứa duy nhất, đặc biệt là những người nhiễm vi rút bại liệt Polio thể ẩn, nhất là trẻ em. Bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu là qua đường phân - miệng. Vi rút bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có khi lây truyền qua đường hầu họng. Không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian.

Bệnh cấp tính mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.

Chính nhờ có vaccine mà thế hệ ngày nay đã tránh được căn bệnh này. Chính vì thế, PGS Phu cho rằng hãy bảo vệ miễn dịch cộng đồng bằng tiêm vaccine đầy đủ.

Phương Thuý - Theo Infonet.vn
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm