Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn sữa chua nếp cẩm, nước quả lên men… có "dính" nồng độ cồn?

Bên cạnh thực phẩm lên men, các loại hoa quả có hàm lượng đường cao, khi chín quá cũng đã có một lượng nhỏ ethanol (cồn).

Hơi thở có nồng độ cồn sau khi ăn thực phẩm có thành phần rượu, điển hình là sữa chua nếp cẩm, nước hoa quả lên men…, trở thành một chủ đề "nóng" được tranh luận rất sôi nổi trên các hội nhóm về ô tô, xe máy.

Không ít ý kiến bày tỏ lo ngại bị phạt vì vô tình đưa chất cồn vào cơ thể khi ăn uống các món hàng ngày.

Ăn sữa chua nếp cẩm, nước quả lên men… có dính nồng độ cồn? - 1

Bài đăng trên một nhóm Facebook chuyên về ô tô.

(Ảnh: OFFB)

PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Lê Minh - Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành để làm rõ vấn đề này.

Theo TS Minh, nhiều thực phẩm chứa tinh bột, đường đều có thể dễ dàng chuyển hóa thành ethanol (cồn) sau khi tiêu thụ, hoặc bản thân thực phẩm đã lên men một phần, hình thành ethanol trước khi đưa vào cơ thể.

Về lý thuyết, có thể phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở sau khi hấp thụ một số loại thức ăn, nước uống có chứa một hàm lượng nhỏ cồn kể trên.

Chuyên gia này dẫn chứng về trường hợp của sữa chua nếp cẩm, cũng là một món ăn gây nhiều tranh cãi về việc làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể.

Ăn sữa chua nếp cẩm, nước quả lên men… có dính nồng độ cồn? - 2

Không ít ý kiến bày tỏ lo ngại bị phạt vì vô tình đưa chất cồn vào cơ thể khi ăn uống các món hàng ngày.

(Ảnh: Quân Đỗ)

Trước hết, theo TS Minh, cần phân biệt rõ 3 loại sữa chua nếp cẩm chính:

- Loại 1, sữa chua nếp cẩm công nghiệp do các công ty sản xuất, đóng hộp, tiệt trùng.

- Loại 2, sữa chua nếp cẩm "nhà làm" do lên men tại nhà hoặc bán tại các quán nhỏ tự làm dùng nếp chưa lên men.

- Loại 3, sữa chua nếp cẩm "nhà làm" nhưng dùng nếp cẩm đã lên men.

"Với loại thứ nhất và thứ hai không thể dẫn tới việc phát sinh nồng độ cồn trong hơi thở. Cụ thể, loại thứ nhất đã tiệt trùng nên không tiếp tục lên men được nữa, nếp cẩm cũng không lên men trước và trong thời gian đi vào đường tiêu hóa.

Loại hai, mặc dù vi sinh trong sữa chua có thể còn hoạt động nhưng đây là nếp chưa lên men, cũng không thể lên men sau khi trộn sữa chua vì đây không phải môi trường lên men rượu mà là lên men lactic.

Trong khi đó, loại thứ ba thì có thể dẫn tới phát hiện được nồng độ cồn trong hơi thở vì bản chất là người ta trộn rượu nhẹ (nếp cẩm đã lên men) vào sữa chua", TS Minh phân tích.

Tương tự, một số loại sản phẩm lên men khác cũng có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý rằng, chỉ một số các sản phẩm lên men là sinh ra rượu. Ví dụ trà lên men Kombucha sẽ có loại có một tỷ lệ rất nhỏ là rượu, có loại hoàn toàn không có.

Bên cạnh thực phẩm lên men, TS Minh thông tin, các loại hoa quả có hàm lượng đường cao, khi chín quá đã có một lượng nhỏ ethanol, ví dụ như các loại nước quả ép có thể chứa tới 1% là ethanol.

Ngoài ra, ethanol còn là một loại tá dược phổ biến trong điều chế thuốc, dùng làm dung môi để tách chiết các hợp chất tự nhiên từ dược liệu, nên trong các loại thuốc dạng dung dịch như sirô ho thì cũng rất dễ gặp ethanol.

Cũng theo chuyên gia này, ethanol có thể đi vào cơ thể qua đường hô hấp thụ động, như việc tham gia vào các buổi tiệc có sử dụng nhiều rượu bia hay thường xuyên hít phải mùi xăng có pha ethanol.

"Tuy nhiên, tất cả các con đường này cũng chỉ dẫn tới mức tăng rất nhỏ ethanol trong máu, hơi thở. Lượng cồn này cũng sẽ nhanh chóng được chuyển hóa và "biến mất" sau một thời gian ngắn", TS Minh nhấn mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một số tình huống có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở.

Minh Nhật - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm