Trở thành bạn đồng hành hay...cha mẹ?
Câu hỏi đầu tiên là dành cho chính bạn. Đó không chỉ là vấn đề đảo ngược vai trò khi chăm sóc cha mẹ tuổi cao. Khi chúng ta bắt đầu nhận thấy họ có biểu hiện mất trí nhớ hoặc sức khoẻ giảm sút, đó là tín hiệu của việc cha mẹ chúng ta đang già đi. Thực tế là cha mẹ chúng ta sẽ không ở bên chúng ta mãi mãi. Do vậy, bổn phận làm con lúc này sẽ phải đảo ngược: bạn sẽ là người che chở và bảo vệ cho cha mẹ mình. Tuy nhiên, cha mẹ có tuổi lại muốn duy trì sự độc lập càng nhiều càng tốt và không muốn trở thành gánh nặng cho bạn. Họ sẽ cần sự giúp đỡ khi cần phải đến khám bác sĩ, hay khi đưa ra các quyết định tài chính hàng ngày và các quyết định chăm sóc sức khoẻ. Nhưng khi thực hiện những nhiệm vụ này, bạn chỉ nên là người đồng hành với cha mẹ bạn, chứ không nên trở thành...cha mẹ của cha mẹ bạn.
Cha mẹ có cô đơn hay không?
Nếu bạn hỏi thăm cha hoặc mẹ rằng cha mẹ có cảm thấy cô đơn hay không, bạn chắc chắn sẽ nhận được một câu trả lời không trung thực. Nhưng sự cô đơn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cha mẹ, vì vậy đó là một câu hỏi quan trọng. Tuy nhiên, cần phải sáng tạo hơn một chút trong cách hỏi thăm. Chuyên gia khuyên bạn nên thử những câu hỏi sau: “ Gần đây cha (mẹ) có ra khỏi nhà không, có giữ liên lạc với gia đình và bạn bè qua điện thoại, e-mail hoặc phương tiện truyền thông xã hội, bạn bè của cha (mẹ) thế nào? Cha (mẹ) đã làm gì trong tuần này, đã đi những đâu?”. Ngoài các câu trả lời cho những câu hỏi này, hãy xem xem liệu cha mẹ bạn có đang sống một mình, hay có ai đó trong gia đình hoặc bạn bè của họ mới qua đời hay không, vì những yếu tố này có khả năng làm tăng cảm giác cô đơn. Lắng nghe cha mẹ trong các cuộc trò chuyện để xác định xem họ có đang cô đơn hay trầm cảm không. Chẳng hạn, họ có chia sẻ những câu chuyện về hoạt động của mình với bạn bè không? Họ có thể hiện sự quan tâm đến điện thoại di động, Internet hoặc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội không?
Cha mẹ có nên lái xe không?
Lái xe là thói quen độc lập khó từ bỏ đối với hầu hết các bậc cha mẹ có tuổi. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm đòi hỏi một chút khéo léo. Từ bỏ việc lái xe là nỗi sợ hãi hàng đầu đối với người lớn tuổi, vì nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự độc lập và lòng tự trọng. Khi xác định liệu đã đến lúc cha mẹ nên dừng lái xe, hãy kiểm tra tình trạng chiếc xe của cha mẹ. Bạn cũng có thể đi chung xe để xem cha mẹ làm như thế nào. Mở cuộc thảo luận bằng cách hỏi xem cha mẹ cảm thấy thế nào về việc lái xe và khả năng từ bỏ việc này. Ngoài ra, chuyên gia cũng gợi ý những câu hỏi sau: cha (mẹ) có sợ lái xe do vấn đề về thính giác hoặc thị lực không, có lo lắng về việc đặt gánh nặng đưa đón lên các thành viên trong gia đình không, có cảm thấy sự độc lập của mình sẽ bị hạn chế nếu dừng lái xe không?
Tinh thần của cha mẹ thế nào?
Đặt câu hỏi về sức khỏe tâm thần là một thách thức, vì vậy trước khi có một cuộc trò chuyện, hãy quan sát hành vi của cha mẹ và xác định xem có cần phải quan tâm đến sức khoẻ tâm thần của họ hay không. Đặc biệt chú ý đến ngôi nhà gọn gàng hay đầy lộn xộn, tủ lạnh và bếp có nhiều thực phẩm hay không? Có báo trong nhà hoặc thư trong hộp thư không? Tiếp theo là quan sát. Cha mẹ đang mặc quần áo phù hợp và tắm chưa, cha mẹ đang có vẻ bối rối khi làm những công việc đơn giản hoặc theo dõi các cuộc trò chuyện hay không?Hãy trò chuyện với cha mẹ như 2 người lớn nói chuyện với nhau, chứ không phải là như người lớn với trẻ con. Trong khi trò chuyện, việc nói chậm hơn, nâng tông giọng hoặc hạ tông giọng, sẽ không hiệu quả, đặc biệt là khi thảo luận về một chủ đề nhạy cảm như sức khỏe tâm thần.
Thuốc
Hiểu biết về đơn thuốc của cha mẹ là một công việc nghiêm túc và là một quá trình. Cha mẹ có thể sẽ đột nhiên ngừng dùng thuốc vì cảm thấy tốt hơn hoặc có thể họ cảm thấy thuốc không có hiệu quả. Có ba mục tiêu cần lưu ý khi nói chuyện với cha mẹ: Tìm hiểu mục đích của mỗi đơn thuốc và giám sát hiệu quả của đơn thuốc, giúp cha mẹ quản lý đơn thuốc một cách có trách nhiệm. Một số câu hỏi quan trọng mà chuyên gia gợi ý là: Thuốc, kem bôi, vitamin hoặc thuốc không kê đơn mà ba mẹ đang dùng là gì? Làm thế nào ba mẹ biết khi nào nên dùng mỗi loại thuốc? Ba mẹ có nhớ uống thuốc hàng ngày không?
Cha mẹ cảm thấy thế nào về việc sắp xếp cuộc sống?
Viễn cảnh chuyển từ một gia đình yêu dấu vào một cơ sở dưỡng lão có thể là một viễn cảnh đáng sợ cho cha mẹ bạn và chính bạn. Khi thảo luận về việc sắp xếp cuộc sống với cha mẹ có tuổi, điều quan trọng là phải hiểu các lựa chọn trước khi đề xuất. Gần 90 phần trăm người cao tuổi muốn ở trong nhà của họ và có thể yêu cầu sửa đổi nhà để đảm bảo an toàn cũng như khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ, từ cảm biến đến cảnh báo y tế. Mặc dù có thể không phù hợp với tài chính, lối sống hoặc yêu cầu về sức khỏe của cha mẹ. Điều quan trọng là bắt đầu đặt câu hỏi trước khi xảy ra sự cố không lường trước. Hãy thử hỏi: cha mẹ cảm thấy thế nào về cơ sở hỗ trợ hoặc viện dưỡng lão? Cha mẹ có muốn tham quan một số cơ sở hay không? Cha mẹ cảm thấy thế nào khi chuyển đến ở với con? Cha mẹ có cảm thấy an tâm hơn ở nhà nếu có một người chăm sóc đến vài ngày mỗi tuần?
Cha mẹ có đang tự thanh toán các hóa đơn?
Đảm bảo điện thoại của cha mẹ sẽ không bị tắt và có đủ tiền cho các nhu cầu cơ bản. Nhưng làm thế nào để nói về việc tất cả tiền của cha mẹ sẽ dùng như nào mà không quá khó xử? Là một người chăm sóc gia đình, tài chính của cha mẹ có thể tác động đến bạn. Hãy nghiên cứu trước khi có một cuộc trò chuyện và đảm bảo cuộc thảo luận là một cuộc trò chuyện hai chiều. Một số câu hỏi bạn có thể xem xét: Cha mẹ có thoải mái với tình hình tài chính hiện tại của mình không? Cha mẹ có xem xét việc thiết lập một tài khoản ngân hàng chung để con có thể giúp thanh toán các hóa đơn không? Cha mẹ có muốn cho con hoặc một thành viên gia đình đáng tin cậy khác biết thêm về các khoản đầu tư, lợi ích công việc, thế chấp, v.v. không?
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những vấn đề về chân thường gặp ở người cao tuổi
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.