Sự xâm nhập này có thể theo nhiều đường khác nhau như đường hô hấp (do hít phải), đường tiêu hóa (do ăn uống), đường máu (do tiêm chích, côn trùng đốt), phần nhiều qua đường da do tiếp xúc trực tiếp
Dị ứng là một phản ứng của cơ thể khi có sự xâm nhập của một chất lạ được gọi là “dị nguyên”. Sự xâm nhập này có thể theo nhiều đường khác nhau như đường hô hấp (do hít phải), đường tiêu hóa (do ăn uống), đường máu (do tiêm chích, côn trùng đốt), phần nhiều qua đường da do tiếp xúc trực tiếp. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là mẩn ngứa, nổi mề đay, ban đỏ, phù nề, hắt hơi, sổ mũi, co thắt phế quản, khó thở, đôi khi làm giãn mạch, tụt huyết áp…
Đông y coi dị ứng thuộc phạm vi chứng phong sang (phong ngứa là từ dân gian quen gọi chỉ hiện tượng này). Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ngoài sự xâm nhập của các chất lạ vào cơ thể còn do cảm nhiễm ngoại tà hoặc cảm phải thời khí ôn dịch làm cho cơ thể bị phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, phong thấp nhiệt, gây ra uất kết ở bì phu, cơ nhục; Mặt khác, do quá trình hoạt động của lục phủ, ngũ tạng thiếu điều đạt chẳng hạn như can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư, huyết trệ mà sinh phong ngứa.
Để chữa trị, điều đầu tiên là xác định nguyên nhân và ngăn chặn sự xâm nhập của chất lạ này. Xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ dùng mà hiệu quả chữa dị ứng ngoài da.
Bài 1: Trường hợp bệnh nhân gặp mưa lạnh, người nổi ban đỏ, ngứa ngáy khó chịu, dân gian thường gọi bị “lất’, cần vào chỗ ấm tránh mưa lạnh, dùng một miếng vải vó cũ, cho vào chảo rang nóng chừng 40-50oC, chườm vào vùng bị lất. Có thể lấy 3 lát gừng tươi, giã nát, thêm chút nước sôi, một ít đường, cho uống để tăng tác dụng ôn trung.
Bài 2: Nếu dị ứng, mẩn ngứa, dùng một trong những vị thuốc sau sắc uống: cây đơn kim 15g, lá đơn tía (đơn lá đỏ) 15g, đơn nem 10g hoặc lá đơn tướng quân 15g. Hoặc dùng phối hợp đơn răng cưa 12g, lá đơn đỏ 12g, cam thảo đất 10g, rau má 10g, kim ngân hoa 10g, mã đề 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Trường hợp nặng hơn, dùng rễ chàm mèo 12g, kim ngân hoa 10g, đại hoàng 8g, hoàng bá 8g, cam thảo 6g; hoặc phù bình (bèo cái) 6g, thuyền thoái 4g, phòng phong 6g, kim ngân hoa 6g.
Bài 4: Khi bị phong, dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, dùng ké đầu ngựa 15g, kinh giới huệ (hoa) 10g, muồng trâu 10g, cỏ mần trầu 15g, bạc hà 10g, cam thảo đất 10g, cây cứt lợn 10g, bèo tai tượng 10g, nghể bà 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 5: Nếu dị ứng mẩn ngứa do ăn uống phải các chất protein lạ, đặc biệt như hải sản, nhộng tằm..., dùng kinh giới 24g sao vàng, sắc uống, kết hợp một ít kinh giới sao với cám rồi xát nhẹ lên vùng da bị ngứa, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi. Nếu kèm theo tuần hoàn huyết dịch trì trệ, thêm chỉ xác 12g sắc với kinh giới.
Bài 6: Trường hợp lở ngứa, nổi sần, ban đỏ do huyết trệ, dùng lá đơn tướng quân 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7: Nếu ngứa, phát ban do phong nhiệt, tùy mức độ dùng ké đầu ngựa 8g, địa phu tử 8g hoặc dùng bồ công anh 15g, cúc hoa 9g, kim ngân hoa 9g, sinh cam thảo 5g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
Có thể dùng đơn tướng quân 20g, nhẫn đông đằng 20g, thổ phục linh 20g, thương nhĩ tử 20g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 8: Trường hợp huyết nhiệt gây ra mụn nhọt lở ngứa, dùng bài Ngũ vị tiêu độc ẩm: kim ngân hoa 20g, bồ công anh 10g, cúc hoa 10g, sinh địa 10g, cam thảo đất 10g sắc uống ngày 1 thang.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.