Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm trào ngược axit

Trào ngược axit, còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày và thức ăn hoặc chất lỏng trào ngược lên thực quản. Nó có thể là một vấn đề không thường xuyên hoặc bạn có thể có các triệu chứng lặp đi lặp lại dưới dạng một tình trạng mãn tính được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược axit là một rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến nhiều người, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Bạn có thể mắc trào ngược dạ dày thực quản ở mọi lứa tuổi. Nó xảy ra khi cơ thắt thực quản của bạn, được gọi là cơ vòng thực quản dưới, bị giãn ra cho phép các chất trong dạ dày di chuyển lên trên.

Cảm giác ợ chua khá phổ biến. Bạn có thể nhận thấy cảm giác này sau khi ăn một bữa ăn đặc biệt lớn. Khoảng 20 trong số 100 người ở các nước phương Tây trải qua chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit trong cuộc sống của họ. Nhưng nếu bạn bị ợ chua liên tục hoặc nghiêm trọng và trào ngược axit, bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược axit có thể gây đau đớn và có thể được kích hoạt bởi một số tình huống nhất định. Mặc dù thường có cảm giác như ợ chua, các triệu chứng khác bao gồm:

  • Có vị chua khó chịu trong miệng
  • Ho hoặc nấc cụt lặp đi lặp lại
  • Giọng nói khàn
  • Hôi miệng
  • Cảm giác đầy hơi và buồn nôn

Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn nằm xuống hoặc cúi xuống sau khi ăn. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị trào ngược axit, nhưng một số tình trạng nhất định mà bạn có nhiều khả năng gặp phải:

  • Thừa cân
  • Có thai
  • Hút thuốc
  • Một số loại thuốc như benzodiazepine, thuốc chẹn kênh canxi, một số loại thuốc hen suyễn, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc chống trầm cảm ba vòng.

7 biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng trào ngược axit

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trào ngược axit tái phát, có những biện pháp khắc phục bạn có thể thử tại nhà để giảm bớt cơn đau và ngăn ngừa các đợt tái phát trong tương lai. Bảy biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng trào ngược axit bao gồm:

Tránh một số thức ăn và đồ uống

Bạn vẫn có thể ăn nhiều món yêu thích nếu bị trào ngược axit. Tuy nhiên, có một số thứ dễ gây trào ngược axit hơn những thứ khác. Một số thực phẩm và đồ uống bạn nên tránh bao gồm:

  • Bạc hà
  • Đồ ăn nhiều chất béo
  • Thức ăn cay
  • Cà chua
  • Hành
  • Tỏi
  • Cà phê
  • Trà
  • Sô cô la
  • Rượu, bia

Bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn những thực phẩm này, nhưng bạn nên xem liệu ăn ít chúng có cải thiện tình trạng trào ngược của bạn hay không.

 

Ăn nhiều bữa nhỏ

Bạn có thể bị trào ngược axit thường xuyên hơn sau các bữa ăn lớn khi dạ dày đã đầy. Các bữa ăn nhỏ cách nhau trong ngày có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bị trào ngược axit.

Uống chậm sau khi ăn

Sau khi ăn, hãy cố gắng giữ nguyên tư thế ngồi hoặc đi dạo. Nằm xuống sau khi ăn có thể đẩy axit lên thực quản. Cố gắng ăn xong ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.

Tìm tư thế ngủ thích hợp

Tư thế ngủ tốt nhất để giảm trào ngược axit là kê đầu cao hơn chân từ 15 đến 20cm. Gối xếp chồng lên nhau thường không cung cấp đủ sự hỗ trợ, vì vậy hãy thử sử dụng một miếng đệm bằng xốp để nâng đỡ phần trên của bạn.

Thay đổi lối sống

Bác sỹ có thể đề nghị bạn cố gắng giảm cân để giảm chứng trào ngược axit. Cân nặng tăng lên có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới của bạn, cho phép axit đi vào thực quản của bạn. Nicotine cũng có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Nếu bạn hút thuốc, đã đến lúc bỏ thói quen này.

Kiểm tra thuốc của bạn

Một số loại thuốc như estrogen sau mãn kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng và NSAID có thể gây ra chứng ợ nóng và trào ngược axit.

Ăn các loại thực phẩm phù hợp

Kết hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm đau do trào ngược axit:

Thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, gạo lứt, khoai lang, cà rốt, củ cải đường và rau xanh giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giúp làm nhỏ bữa ăn của bạn.

Thực phẩm có tính kiềm như chuối, dưa, súp lơ, thì là và các loại hạt có độ pH cao hơn và có thể giúp bù đắp axit mạnh trong dạ dày.

Thực phẩm nhiều nước như cần tây, dưa chuột, rau diếp, dưa hấu, súp nước dùng và trà thảo mộc có thể giúp làm loãng axit trong dạ dày của bạn.

Rủi ro và triển vọng

Trào ngược axit hay GERD có thể là một tình trạng mãn tính mà bạn phải kiểm soát. Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà và thay đổi lối sống, bạn có thể cần đi gặp bác sỹ.

Bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa sẽ chẩn đoán và xác định kế hoạch điều trị. Bạn có thể phải dùng thuốc giảm axit để giảm chứng ợ nóng và cơn đau.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại thoát vị thường gặp nhất

Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm