Ung thư được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào bất thường, xâm chiếm vị trí và ảnh hưởng đến các tế bào bình thường trong cơ thể. Không dừng lại đó, các tế bào ung thư còn di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thế theo hệ tuần tuần. Ví dụ, các tế bào ung thư đầu tiên xuất hiện ở phổi, sau đó di chuyển theo đường máu, dừng lại trong xương và phát triển tại đó. Người ta gọi là di căn. Có những khối ung thư phát triển và di căn rất nhanh. Bên cạnh đó, cũng có những loại phát triển khá chậm. Tùy từng loại ung thư mà chúng đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau (phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị). Nhưng thông thường nên kết hợp hai hoặc nhiều hơn hai biện pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu một người mắc ung thư, việc đầu tiên cần xác định là loại ung thư, giai đoạn ung thư để có những phác đồ điều trị thích hợp.
Triệu chứng ung thư miệng?
Ung thư miệng thuộc loại ung thư vùng đầu cổ. Nó có thể được hình thành trong niêm mạc của má, lợi, hàm ếch, lưỡi và môi. Ung thư miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, phác đồ điều trị thích hợp thì tỷ lệ thành công khá cao. Những bệnh nhân có thói quen sử dụng thuốc lá sẽ có nguy cơ ung thư miệng sẽ cao hơn so với những bệnh nhân không sử dụng. Đi khám răng định kỳ để sàng lọc ung thư miệng là vô cùng cần thiết. Bạn nên lưu ý đến những triệu chứng dưới đây và đi gặp bác sỹ ngay khi có những triệu chứng này.
1. Mảng màu trắng hoặc đỏ bất thường ở môi hoặc trong miệng
Những mảng màu trắng hoặc đỏ có thể đơn độc hoặc kết hợp đồng thời cả hai dạng trên ở trong khoang miệng hoặc môi là những triệu chứng thường gặp trong ung thư miệng. Ở giai đoạn sớm, những mảng trắng, đỏ này là những dạng tổn thương tiền ung thư.
2. Vết loét, đau trong miệng
Vết loét miệng hoặc môi lâu ngày không lành có thể là triệu chứng của ung thư miệng. Nếu những vết loét này không lành sau 2 tuần thì bạn nên đến khám bác sỹ.
3. Khó nuốt
Triệu chứng này có thể bao gồm các triệu chứng như khó nhai, khó há ngậm miệng, khó nói, khó cử động lưỡi. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng đặc hiệu của bệnh ung thư miêng, chúng có thể xuất hiện trong các bệnh lí răng miệng khác.
4. Đau tai
Trong trường hợp đau tai thường xuyên hay kéo dài bạn đều cần đi kiểm tra. Đau tai có thể có nguyên nhân là do một nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể liên quan đến ung thư miệng.
5. Thay đổi khớp cắn (sự cắn khít của các răng)
Triệu chứng này bao gồm các trường hợp các răng giả không thể cắn khít như bình thường. Điều này được giải thích do ung thư miệng có thể gây ra mất răng, từ đó làm thay đổi khớp cắn, các răng không cắn khít được như bình thường.
6. Chảy máu miệng
Chảy máu miệng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nếu chảy máu tự nhiên và có kết hợp với một trong các dấu hiệu ở trên thì bạn nên lưu ý, và cần ý kiến tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các dấu hiệu ung thư khoang miệng
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người cao tuổi có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vaccine là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.
Con người không thể thiếu magiê, bởi vì nó rất quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là xương và hệ tim mạch.
Hạ phospho máu là tình trạng nồng độ phospho trong máu thấp bất thường. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc các bệnh như: nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm toan ceton do tiểu đường hoặc có thể xảy ra khi rối loạn sử dụng rượu.
Magiê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu magiê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu canxi và phốtpho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân.
Gia đình sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học khi chúng học ở nhà. Vậy bạn đã có cách dạy phù hợp chưa? Hãy làm theo 1 số mẹo này nếu bạn chưa có cách!
Rau xanh và trái cây là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chúng chứa nhiều vitamin và chất xơ, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chế biến đúng cách sẽ giúp tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng của rau củ.
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần phức tạp, thường bị hiểu lầm, đồng thời thông tin sai lệch và sự kỳ thị xung quanh tình trạng này vẫn còn phổ biến ở nhiều xã hội. Vậy nên việc thay đổi mọi quan niệm sai lầm về bệnh tâm thần phân liệt, cũng như thúc đẩy sự đồng cảm và thấu hiểu đối với những người đang sống chung với căn bệnh này là điều rất quan trọng.
Trái cây là lựa chọn hàng đầu để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn hãy đảm bảo ăn 3-4 phần trái cây mỗi ngày.