Ngủ không đủ giấc đột ngột
Ngủ không đủ giấc đột ngột là tình trạng xảy ra khi bạn đột ngột dành ít thời gian để ngủ hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra càng lâu sẽ càng khiến bạn khó để quay về quỹ đạo ngủ như ban đầu. Một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng này là:
- Bệnh Alzheimer
- Ung thư
- Buồn chán
- Chấn thương đầu
- Thiểu năng trí tuệ
- Có thai
- Tâm thần phân liệt
Tình trạng này gây ra một số biến chứng như sau:
- Suy giảm trí nhớ
- Khó tập trung
- Suy nghĩ chậm
- Dễ cáu gắt.
Để giải quyết tình trạng này, bạn nên tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc và thiết lập thời gian đi ngủ, thức dậy cố định cho mọi ngày.
Tiêu thụ nhiều caffeine hoặc rượu
Caffeine và rượu có thể khiến cho người sử dụng khó chìm vào giấc ngủ hơn, làm giảm cả chất lượng và thời lượng của giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy uống rượu ở mức trung bình làm giảm chất lượng giấc ngủ xuống 24% và mức nhiều làm giảm tới 39,2%. CDC định nghĩa mức trung bình là ít hơn 2 ly mỗi ngày với nam giới và ít hơn 1 ly mỗi ngày với nữ giới.
Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc nhất định có thể gây ra tác dụng phụ buồn ngủ là:
- Thuốc dị ứng
- Thuốc chống lo âu, trầm cảm
- Thuốc chống loạn thần
- Thuốc chống co giật
- Thuốc cao huyết áp
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau.
Nếu cảm giác buồn ngủ gây ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống, bạn nên nói chuyện với chuyên gia y tế để được hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng cực kỳ phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 25% đàn ông và 10% phụ nữ. Tình trạng này khiến bạn tạm thời ngừng thở trong đêm, từ đó dẫn đến chứng rối loạn và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Một số triệu chứng khác của ngưng thở khi ngủ là:
- Khó ngủ
- Bị khô miệng khi thức dậy
- Nhức đầu vào buổi sáng
- Cáu gắt
- Khó tập trung.
Cách điều trị: Nếu kết quả các bài kiểm tra xác định bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ, chế độ điều trị sẽ dựa vào độ nguy hiểm tình trạng bệnh của bạn. Các trường hợp nhẹ chỉ cần thay đổi các thói quen sống tiêu cực trong khi các trường hợp nặng sẽ cần sự hỗ trợ của máy thở áp lực dương liên tục (CPAP).
Mắc chứng ngủ rũ
Ngủ rũ là tình trạng mắc phải khi người bệnh có triệu chứng cực kỳ mệt mỏi suốt cả ngày, thậm chí có thể ngủ ở bất kỳ đâu. Tình trạng này diễn ra khi não gặp khó khăn trong việc kiểm soát chu kỳ thức – ngủ của cơ thể. Một số triệu chứng khác của căn bệnh này là:
- Gặp ảo giác
- Tê liệt khi ngủ.
Hiện này, chứng bệnh phiền toái này đã có nhiều phương pháp chữa trị, đơn giản nhất, bạn đến ngăn chặn chúng bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Hội chứng chân không yên
Người mắc hội chứng chân không yên có biểu hiện khó chịu ở chân, muốn di chuyển chúng liên tục gây gián đoạn giấc ngủ, từ đó dẫn đến thiếu ngủ và buồn ngủ vào ban ngày. Chứng bệnh này thường được gây ra bởi thiếu sắt trong cơ thể, có thể được cải thiện bằng cách bổ sung sắt. Trong trường hợp do các nguyên nhân khác gây nên, bạn có thể đến tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được đơn thuốc hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lý do chúng ta cần ngủ đủ.
Rau mồng tơi tính hàn, công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc; chứa chất nhầy pectin chống béo phì, hỗ trợ giảm cân.
Nhiều người cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại gan và là nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều thói quen khác cũng gây tổn hại đến gan.
Nhiễm Adenovirus ở trẻ em đang là vấn đề khiến cha mẹ bận tâm. Vậy các bậc phụ huynh cần biết gì về chủng Virus này? Cùng tìm hiểu nhé.
Bà bầu ăn bắp được không? Ăn bắp (ngô) đúng cách không những giúp đẩy lùi được dị tật thai nhi mà còn giúp kích thích sự phát triển trí não của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ ở độ tuổi học nói phải nghỉ học do dịch COVID-19, phụ huynh thường ít tương tác với trẻ khiến tình trạng trẻ chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Vậy, cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ?
Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu cho 2 bệnh nhi ngộ độc do dùng lá lộc mại chữa táo bón. Đây là lời cảnh báo các phụ huynh cần tỉnh táo trước các bài thuốc trị táo bón cho con tại nhà.
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 thường được phát hiện ra khi xuất hiện các triệu chứng của việc tăng đường máu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể ít rõ ràng hơn đối với những người mới được chẩn đoán mắc bệnh hoặc tiền tiểu đường. Có thể khó phân biệt các triệu chứng của bệnh tiểu đường với các triệu chứng khác vì một số triệu chứng có thể không đặc hiệu. Một trong những triệu chứng tăng đường huyết không đặc hiệu mà bệnh nhân tiểu đường thường gặp là mệt mỏi.
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tự kỷ không chỉ phát triển chậm trong việc giao tiếp, trong tương tác với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ mà còn có những rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.