Bé gái Jessie Hall người Texas, Mỹ thường xuyên bị co giật, khiến cha mẹ em phải gọi là The Monster (quái vật trong người Jessie) dẫn đến co giật không kiểm soát được. Qua xét nghiệm và khám kỹ, hóa ra, Jessie mắc bệnh thần kinh hiếm gặp có tên viêm não Rasmussen. Nguyên nhân chính xác của căn bệnh này hiện khoa học chưa hiểu hết, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng Rasmussen bắt nguồn từ một hệ thống miễn dịch rối loạn chức năng, tấn công vỏ não thuộc bán cầu não trái hoặc phải. Khi bán cầu bị ảnh hưởng nó bắt đầu xuất hiện hiện tượng lạ, như gây ra các vấn đề về giọng nói, tê liệt một phần và mất kiểm soát vận động.
Gia đình đã tìm cách đưa Jessie đến điều trị nhiều nơi và cuối cùng dừng lại ở phòng khám của bác sĩ Ben Carson ở Bệnh viện John Hopkins, Baltimore.Bác sĩ.Carson hiện Bộ trưởng Phát triển Nhà và Đô thị Mỹ, nhưng ông lại là một chuyên gia giỏi về phẫu thuật bán cầu.Sau cuộc phẫu thuật dài 7 giờ, bác sĩ Carson và các đồng nghiệp đã loại bỏ toàn bộ nửa bên phải não của Janeie.
Jessie Hall đã khỏi bệnh động kinh sau khi được phẫu thuật loại bỏ một nửa bộ não
Trong hầu hết các trường hợp, nửa não còn lại đảm nhận vai trò của nửa bị mất. Sau phẫu thuật, Jessie đã bị tê cánh tay và suy giảm thị lực nhưng chỉ sau thời gian vật lý trị liệu triệt để sức khỏe Jessie đã hồi phụ và hiện đang sống một cuộc sống bình thường, không còn bị động kinh nữa. Năm 2015, Jessie đã xuất hiện tại hội nghị phẫu thuật cắt bán cầu quốc tế. Phát biểu trước hội nghị Jessie cho biết, sức khỏe em đã tốt và nhấn mạnh: “Không được nản chí dù mắc bệnh, hãy can đảm lên, tương lai đang chờ chúng ta ở phía trước”.
2. Tạo 2 tim cho bệnh nhân
Năm 2011, các bác sĩ phẫu thuật ở Trung tâm cấy ghép UC San Diego, Mỹ đã sử dụng một kỹ thuật khác thường nhằm khắc phục chứng suy tim của người đàn ông tên là Tyson Smith. Phương pháp này được gọi là ghép tim dị hợp, liên quan đến việc đặt một trái tim thứ hai vào khoang ngực bệnh nhân. Bệnh suy tim của Smith là do, tâm thất trái không thể lưu thông máu quanh cơ thể một cách hiệu quả, nhưng không thể phẫu thuật đơn giản như các ca ghép tim thông thường để thay thế tim hỏng bằng 1 trái tim mới do tăng huyết áp phổi cao gây nguy hiểm. Cơ bắp trong tâm thất phải bệnh nhân già nua dày lên để bù đắp cho khả năng chống lại dòng máu chảy trong phổi. Bất kỳ trái tim mới nào nếu không có cơ bắp mạnh cũng không thể đưa máu đến phổi được, điều này dẫn đến tim mới cũng bị suy yếu rất nhanh.
Tyson Smith, bệnh nhân người Mỹ hiện mang hai trái tim cùng đập trong cơ thể
Để khắc phục sự cố, bác sĩ phẫu thuật tim Jack Copeland đã đưa ra quyết định kết nối trái tim cũ của Smith với tim mới. Trái tim cũ của Smith cùng với tâm thất phải mạnh mẽ sẽ tiếp tục đưa máu khử oxy đến phổi. Trong khi đó, tâm thất trái của tim mới bơm máu oxy đi khắp cơ thể Smith, thay thế một cách hiệu quả tâm thất trái của tim cũ bị bệnh. Kết quả, Tyson Smith hồi phục hoàn toàn và hiện là chủ nhân của 2 trái tim đang đập. Ca ghép tim đã thực hiện thành công đúng vào ngày Lễ tình yêu Valentine Valentine 2011.
3. Ca cấy ghép mặt dài 25 giờ
Năm 2016, Cameron Underwood, 26 tuổi, California, Mỹ đã bị sốc sau khi chia tay với bạn gái sau nhiều năm gắn bó. Anh rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, và lao đầu vào rượu bia để giải sầu và muốn kết thúc cuộc đời ở tuổi 24 bằng súng ngắn đặt dưới cằm. Ngay lập tức Underwood đã được gia đình đưa tới Trung tâm y tế Langone thuộc ĐH New York (NYU) để cấp cứu và may mắn thoát khỏi cơn nguy kịch nhưng khuôn mặt lại vĩnh viễn biến mất, chỉ còn lại trán, mắt và lưỡi.
Từ thông tin về ca ghép mặt cho cựu lính cứu hỏa Patrick Hardison, bà Bev, mẹ của Cameron không ngừng nuôi hy vọng sẽ tìm được người hiến mặt phù hợp, giúp con trai khôi phục lại phần nào diện mạo. Tháng 3/2017, bà bắt đầu đăng ký để Cameron vào danh sách chờ ghép mặt. Người hiến là chàng trai trẻ Will Fisher, 23 tuổi, sinh viên trường ĐH John Hopkins. Will không may qua đời đột ngột ngày 5/1/2018 khi đang điều trị tâm thần. Ngoài hiến mặt, Will cũng đăng ký hiến tim, gan, thận, giác mạc. Bác sĩ cho biết, Will có khá nhiều điểm tương đồng với Cameron về độ tuổi, màu da, nhóm máu, kích thước hộp sọ, màu tóc, xương hàm.
Ca cấy ghép mặt dài 25 giờ cho bệnh nhân Cameron Underwood
Ca ghép diễn ra tại Trung tâm y tế của NYU Langone ở New York, với 100 chuyên gia tham gia do bác sĩ Eduardo Rodriguez đứng đầu. Sau 25 giờ, ca phẫu thuật thành công để phục hồi môi Cameron, hàm, nướu, răng, lưỡi và mí mắt dưới. Cắt in 3D đã được sử dụng để cắt bộ xương mặt của người hiến tặng, tạo ra một mảnh ghép bổ sung cho phần còn thiếu của khuôn mặt Cameron. Cuối cùng các bác sĩ phẫu thuật đã cố định mảnh ghép mới vào mặt Cameron bằng ốc vít titan và phủ nó bằng mô mềm của William Fisher.
4. Giúp bé gái 3 tuổi biến dạng đôi chân đi lại được dễ dàng
Ngay từ lúc chào đời, bé gái Victoria Komada, 3 tuổi, ở Nowich (Anh) đã mắc phải dị tật bẩm sinh vô cùng hiếm gặp có tên hội chứng Hemimelia (Bilateral Tibial Hemimelia hay BTH), một biến dạng nghiêm trọng ở đầu gối và mắt cá chân khiến đôi chân cong về phía sau. Đây là một ca bệnh vô cùng hiếm gặp, có tỷ lệ chỉ 1/1.000.000. Nếu phát hiện sớm thì dễ can thiệp nhưng trường hợp Victoria lại phát hiện muộn sau sinh nên em bị thiệt thòi trừ khi cắt bỏ cả 2 chân. Sau 2 năm, gia đình đã quyên góp được 233.000 USD để đưa Victoria sang Viện Paley ở West Palm Beach, Florida (Mỹ) phẫu thuật. Trong ca phẫu thuật kéo dài 9 giờ thực hiện năm 2018, các bác sĩ đã cắt cụt chân phải. Các chân sau đó được đặt lại theo đúng vị trí, kèm theo bộ cố định và thanh chống tăng cường có thể chỉnh được. Các ốc vít được căn chỉnh hàng ngày để sắp xếp lại xương.
Bé Victoria Komada trước và sau phẫu thuật
Một cuộc phẫu thuật thứ hai dài 6 giờ diễn ra tháng 11/2018 được tiến hành để hợp nhất xương chày và xương chân còn lại. Tuy trải qua đau đớn nhưng Victoria nhanh chóng thích nghi với chân mới và đi lại được.Sau 1 năm điều trị, giờ đây Victoria đã có thể tự bước đi và chơi một số môn thể thao nhẹ. Khoảnh khắc nhìn con tự bước những bước đầu tiên, anh Dariusz và chị Marzena đã bật khóc trước đám đông, điều mà cả hai mong mỏi từ lâu nay đã trở thành hiện thực.
5. Phẫu thuật đưa ruột lộ thiên vào ổ bụng cho bé sơ sinh
Cuối năm 2018, bà mẹ tương lai Melissa Thompson ở Sheffield, South Yorkshire (Anh) đi siêu âm và phát hiện thấy cấu trúc thai bất thường, đặc biệt trên bụng em bé. Khiếm khuyết ở thành bụng khiến ruột của bé gái tương lai nằm bên ngoài cơ thể, hay còn gọi là ruột lộ thiên.
Tình trạng này được y học gọi là Gastroschisis (tật nứt bụng, một dạng khiếm khuyết ở thành bụng, xảy ra khi đứa trẻ phát triển không bình thường khi còn trong bụng mẹ). Các bác sĩ cảnh báo ruột bé Lily-Rae (được đặt tên sau này) có thể bị giãn và vỡ nên đã cho bé sinh sớm 3 tuần. Sau khi chào đời, bé gái lập tức được đưa vào phòng phẫu thuật để bác sĩ đưa ruột trở lại bên trong cơ thể.
Để đảm bảo tính mạng cho đứa trẻ, các bác sĩ đã dùng túi silo để bảo vệ phần ruột lộ thiên và giúp trọng lực “rút ruột” vào trong tự nhiên. Những tuần tiếp theo, ruột lộ thiên của Lily-Rae dần dần chìm vào trong cơ thể nhưng mọi việc không diễn ra như mong đợi, các bộ phận ruột bị chết và biến thành màu đen. Các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các mô chết.Lily-Rae sau đó được gắn 2 lỗ khí, đây là những lỗ nhỏ ở thành bụng giải phóng chất thải ra khỏi cơ thể.
May mắn thay, phần còn lại của ruột đã được cung cấp đủ máu và sống sót.Sau 5 tháng mệt mỏi, ruột Lily-Rae đã phục hồi và trở về đúng vị trí nguyên thủy, khỏe mạnh và bé xuất viện trước sự vui mừng khôn xiết của cha mẹ và người thân.
6. Dùng xương sườn tạo hộp thoại cho bệnh nhân nhí
Năm 2016, chị Brooke Kilburn (Mỹ) khi mang thai được 16 tuần siêu âm cho thấy đứa trẻ tương lai là bé trai (sau này được đặt tên là Cooper) lại bị mắc chứng co thắt thanh quản toàn phần (Laryngeal agenesis), gọi tắt là LA. Đây là căn bệnh hiếm gặp, hiện mới chỉ có 50 trường hợp được ghi nhận.
Bệnh LA xảy ra khi thanh quản không phát triển trong giai đoạn đầu của thai kỳ và hậu quả Cooper sẽ không thở được bình thường khi ra khỏi tử cung người mẹ, cơ hội sống sót không quá 5%.
Do phát hiện sớm nên chị Brooke đã tham vấn từ các bác sĩ phẫu thuật Bệnh viện Nhi đồng Le Bonheur ở St. Louis. Các bác sĩ đưa ra một kế hoạch từng bước để sinh em bé một cách an toàn bằng cách mổ, còn Cooper vẫn gắn bó với nhau thai của mẹ. Điều này là quan trọng vì Cooper không có đường thở thích hợp, nhau thai vẫn cần để cung cấp oxy và tạo đủ thời gian để các bác sĩ phẫu thuật mở khí quản trước khi cắt nhau thai khi trẻ đã đủ khả năng thở độc lập.
Không có đường thở hoặc thanh quản thích hợp, Cooper đã phải mất nhiều năm thở bằng máy thở và không nói được.Để khắc phục sự cố, các bác sĩ ở Le Bonheur đã tiếp tục tạo ra hộp thoại từ 2 xương sườn của chính Cooper. Bác sĩ phẫu thuật nhi Ying Zhuge đã lấy 2 xương sườn ra khỏi cơ thể em trong cuộc phẫu thuật kéo dài 4 giờ. Sau đó bác sĩ phẫu thuật tai, mũi, họng Jerome Thompson bắt đầu định hình lại xương sườn. Mỗi xương sườn được sắp xếp để tạo thành các bức tường từ mặt trước và sau của hộp thoại.
Đường thở mới sau đó được khâu vào vị trí và được hỗ trợ bằng cách sử dụng stent Teflon.Sau sáu tuần, stent được gỡ bỏ.Lần đầu tiên, Cooper có thể thở được mà không cần sự trợ giúp của máy.Hiện, nhóm các bác sĩ đang nghiên cứu để tạo ra một biểu mô giúp Cooper ăn uống đúng cách và thở dễ dàng, giống như những đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh khác.