Nhưng rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách với sức khỏe như giảm căng thẳng, làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ, tăng trí thông minh hay cải thiện kỹ năng xã hội…
Đọc sách giúp giảm căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân góp phần gây ra 60% các căn bệnh như tăng 50% nguy cơ đột quỵ, 40% nguy cơ bệnh tim. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Sussex, Vương quốc Anh cho thấy đọc sách có thể làm giảm 68% mức độ căng thẳng hơn so với nghe nhạc hoặc đi dạo. Đồng tác giả nghiên cứu, TS. David Lewis tại Mindlad International tại Sussex cho biết những người tham gia nghiên cứu chỉ dành 6 phút để đọc dù là một tờ báo hay một cuốn sách cũng sẽ giúp nhịp tim chậm lại, giảm căng thẳng cơ bắp. “Khi bạn bắt đầu đọc một cuốn sách hay một bài báo cũng là lúc trí tưởng tượng của bạn theo những dòng chữ bắt đầu hoạt động. Đây không chỉ đơn thuần là hành động phân tâm mà là cách chủ động tham gia vào trí tưởng tượng, khiến bạn phải thay đổi trạng thái ý thức”. Phát hiện này giúp những người không dành thời gian đọc sách phải suy nghĩ lại. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Liverpool, Anh thì có đến 38% người trưởng thành xem việc đọc sách là “phương thuốc cuối cùng” để điều trị căng thẳng trong khi lợi ích tuyệt vời của đọc sách đã được thừa nhận rộng rãi.
Đọc sách làm chậm suy giảm nhận thức.
Đọc sách làm chậm suy giảm nhận thức
Năm 2013, một nghiên cứu được các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Rush, Chicago, IL tiến hành công bố trên Tạp chí Thần kinh học cho thấy rằng đọc sách giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Nghiên cứu này được tiến hành với 294 người trong độ tuổi trung bình là 89. Mỗi năm, những người tham gia được yêu cầu hoàn thành các bảng hỏi về trí nhớ và tư duy đồng thời ghi lại các hoạt động kích thích trí não như đọc sách, xem phim, đi dạo, thể dục… Phân tích não bộ sau khi họ qua đời, TS. Robert S.Wilson - tác giả nghiên cứu cho biết: Những người tích cực đọc sách, viết lách từ khi còn trẻ ít có dấu hiệu của chứng mất trí, tổn thương não hay mảng bám, rối ở não khi về già.
Đọc sách giúp cải thiện giấc ngủ
Vật bất ly thân của hầu hết mọi người trên giường ngủ, trước giờ đi ngủ ngày nay có lẽ là điện thoại di động chứ không phải là sách. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học xã hội và Y học cho thấy việc sử dụng điện thoại thông minh trước giờ đi ngủ khiến nguy cơ giấc ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém. Điều này gây ra bởi ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện thoại làm giảm sự sản xuất melatonin trong não - một hormon giúp chúng ta ngủ ngon. Vì vậy, tốt hơn hết hãy cất điện thoại đi và thay vào đó là một cuốn sách, điều này được các nhà khoa học công nhận rằng sẽ giúp thúc đẩy cơn buồn ngủ đến sớm hơn.
Đọc sách để tăng trí thông minh.
Đọc sách giúp nâng cao các kỹ năng xã hội
Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Khoa học, cho thấy những người đọc tiểu thuyết có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra về sự đồng cảm so với những người đọc sách khoa học. Tác giả nghiên cứu, TS. Keith Oatley thuộc Khoa Tâm lý học Ứng dụng và phát triển con người tại Đại học Toronto, Canada cho biết, tiểu thuyết giúp người đọc dễ tham gia vào tâm trạng của nhân vật từ đó dẫn đến tăng sự đồng cảm với những người xung quanh trong cuộc sống thực tế.
Đọc sách để tăng trí thông minh
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đọc sách có thể làm tăng vốn từ vựng của cá nhân, điều này thúc đẩy tăng cường trí thông minh. Nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Child Development, cho thấy trẻ em 7 tuổi có kỹ năng đọc tốt sẽ có điểm kiểm tra IQ cao hơn những trẻ có khả năng đọc yếu. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Stuart J. Ritchie, Đại học Edinburgh, Anh cho biết, đọc không những giúp chúng ta giải trí, mở rộng vốn từ thêm nhiều kiến thức mà còn giúp mỗi người phát triển suy nghĩ, cảm nhận được thông điệp mà tác giả gửi gắm qua mỗi cuốn sách.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lời khuyên khoa học giúp bạn chống lại chứng sa sút trí tuệ
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.